Một trong số những công cụ hỗ trợ thiết kế, phát triển web mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay là Dreamweaver. Tuy được ra mắt từ năm 1997 nhưng Dreamweaver vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà thiết kế web, lập trình viên. Vậy bạn đã biết đến khái niệm Dreamweaver là gì chưa? Liệu Dreamweaver có thực sự phù hợp với nhu cầu thiết kế website trên thị trường hiện nay? Mời bạn cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Dreamweaver là một phần mềm nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế giao diện web (Ảnh: Internet)
Dreamweaver là gì?
Dreamweaver là phần mềm hỗ trợ xử lý cực mạnh trong lĩnh vực thiết kế và phát triển website. Khi mới ra mắt, nó có tên là Macromedia, sau đó được Adobe mua lại và chuyển sang tên mới là Adobe Dreamweaver.
Phần mềm này giúp người dùng tạo ra trang web một cách sinh động và trực quan với đầy đủ tính năng từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế, lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng Dreamweaver để thiết kế web theo các cấp độ khác nhau.
Dreamweaver cho phép người dùng xây dựng giao diện website bằng hình thức kéo thả, giúp developer tùy chỉnh và thay đổi các element trong trang web một cách trực quan và nhanh chóng.
Ngoài ra, Dreamweaver còn hỗ trợ 15 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha… khiến phần mềm này được sử dụng rất phổ biến trên thế giới.
Sức hấp dẫn của Dreamweaver là bạn có thể hoàn chỉnh một giao diện website
mà không cần có nhiều kỹ năng lập trình (Ảnh: Internet)
Những tính năng nổi bật của Dreamweaver?
Dreamweaver sở hữu một loạt tính năng mạnh mẽ và tiện ích, giúp nó trở thành công cụ đa năng trong lĩnh vực web lập trình. Trong đó, không thể không kể đến những tính năng vượt trội như:
Đơn giản hóa việc thiết kế Website
Với bộ công cụ Dreamweaver, bạn có thể dễ dàng tự tạo một website sau vài cú rê chuột mà không cần viết một dòng code nào. Với các thao tác kéo thả trực quan Dreamweaver cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa trang web một cách nhanh chóng, đặc biệt hữu ích cho những người không có nhiều kỹ năng lập trình.
Tích hợp Code Editor mạnh mẽ
Chuyên gia lập trình có thể sử dụng các text editor mạnh mẽ như syntax highlighting, code completion và CSS documentation để thực hiện những chức năng nâng cao.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
Phần mềm Dreamweaver luôn cập nhật phiên bản mới nhất của các ngôn ngữ phổ biến như HTML, CSS, JavaScript, PHP… giúp người dùng kết hợp đa dạng ngôn ngữ để tạo trang web sinh động và chuyên nghiệp hơn.
Hỗ trợ GIT
Lập trình viên không cần làm việc trong môi trường command line vẫn có thể trực tiếp push và clone code tại file hoặc folder lên GIT.
Tích hợp thư viện Creative Cloud
Nằm trong hệ sinh thái Adobe nên phần mềm Dreamweaver có thể truy cập vào kho hình ảnh, âm thanh, màu sắc… của database Adobe.
Nhà phát triển có thể linh động sử dụng các yếu tố sáng tạo trong Adobe Creative Cloud để nâng tầm trang web (Ảnh: Internet)
Ưu nhược điểm của phần mềm thiết kế Web Dreamweaver
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: Mỗi tính năng trong Dreamweaver đều được đi kèm với hình ảnh gif hướng dẫn sử dụng để người dùng dễ tiếp cận và thao tác.
- Tương thích với nhiều hệ điều hành: Dreamweaver có khả năng tương thích tốt với mọi phiên bản của các hệ điều hành hàng đầu hiện nay là Windows, macOS và Linux.
- Tiết kiệm thời gian: Với tính năng hỗ trợ thẻ đóng, thẻ mở và kiểm tra lỗi tự động, Dreamweaver giúp người dùng làm việc nhanh hơn.
- Hỗ trợ mô phỏng giao diện mobile: Dreamweaver có hỗ trợ hiển thị mô phỏng giao diện mobile ngay trên phần mềm, giúp cải thiện quy trình làm việc của developer.
- Tính linh hoạt: Dreamweaver được tích hợp gồm nhiều ngôn ngữ lập trình, giúp nhà phát triển có thể sử dụng cho các dự án phức tạp.
Nhược điểm
- Tiêu tốn nhiều tài nguyên: Phần mềm Dreamweaver khá nặng, vì thế để cài đặt và sử dụng nó đòi hỏi cần tiêu tốn một phần lớn tài nguyên của máy tính. Điều đó làm cho tốc độ load trang giảm đi đáng kể và ảnh hưởng đến bộ nhớ của các phần mềm khác.
- Giá thành cao: Không phải là một công cụ có mã nguồn mở nên muốn sử dụng Dreamweaver, bạn phải trả một mức chi phí khá cao để duy trì hoạt động hàng tháng. Tuy nhiên, phần mềm này không được update thường xuyên nên một số tính năng đã dần lạc hậu so với yêu cầu thiết kế web trên thị trường hiện nay.
- Tính logic: Tuy được định vị là một phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng nhưng các tính năng trong phần mềm Dreamweaver chưa được sắp xếp hợp lý.
- Phức tạp: Dreamweaver có các bước xác thực người dùng khá gắt gao, bạn phải trải qua nhiều nhiều bước thiết lập mới có thể sử dụng phần mềm, điều đó gây khó chịu cho người dùng.
Giao diện thiết kế web bằng phần mềm Dreamweaver (Ảnh: Internet)
Cách thức hoạt động của Dreamweaver
Dreamweaver hoạt động dựa trên nguyên tắc WYSIWYG (What You See Is What You Get), có nghĩa là những gì bạn đang thấy là những gì bạn nhận được. Ngoài ra, Dreamweaver còn có các chế độ làm việc như Design, Code và Split. Cách thức hoạt động của các chế độ này như sau:
- Design: Đây là chế độ quan trọng nhất trong Dreamweaver, bạn chỉ cần kéo thả và đặt tên cho các phần tử là có thể hoàn thiện nhanh chóng giao diện website. Đây cũng là chế độ mà người dùng có thể trực tiếp căn chỉnh các thành phần trong web một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Code: Là chế độ chỉ sử dụng 1 màn hình, nhà phát triển có thể lựa chọn hiển thị nội dung mã nguồn của dự án hoặc giao diện trang web đang thực hiện.
- Split: Với chế độ này, người dùng có thể chia 2 màn hình để làm việc, một bên vừa viết code, một bên vừa xem sự thay đổi của giao diện web, giúp developer tùy chỉnh element nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Phần mềm Dreamweaver có các chế độ làm việc khá đơn giản,
không đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình phức tạp (Ảnh: Internet)
Có nên sử dụng Dreamweaver để thiết kế Web không?
Nếu là người mới bắt đầu và muốn thực hành trên một công cụ thiết kế web thân thiện, dễ sử dụng thì Dreamweaver thực sự là một phần mềm phù hợp. Bởi nó đáp ứng gần như hầu hết mọi tác vụ cơ bản trong công việc thiết kế hoặc học thiết kế web, hơn nữa là với những người không có nền tảng tốt về ngôn ngữ lập trình vẫn có thể dễ dàng sử dụng.
Dreamweaver đặc biệt hữu ích cho những lập trình viên hoạt động độc lập trong các dự án cá nhân hoặc không có quá nhiều thành viên cùng tham gia phát triển một chương trình.
Tuy nhiên, nếu là một lập trình viên chuyên nghiệp, cần phát triển các dự án phức tạp, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm khác như Bootstrap, Wix, Visual Studio Code, Unity…
Việc lựa chọn phần mềm thiết kế web phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi người (Ảnh: Internet)
Với nhiều tính năng và ưu điểm nổi bật, Adobe Dreamweaver là công cụ mạnh mẽ giúp lập trình viên sáng tạo những trang web đẹp mắt, chuyên nghiệp một cách tối ưu và nhanh chóng. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn cho câu hỏi Dreamweaver là gì? Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành IT bạn nhé!
Ý kiến của bạn