Kiểm thử phần mềm là hoạt động rà soát và phát hiện ra lỗi của phần mềm, đảm bảo phần mềm hoạt động trơn tru, đúng theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Chương trình Software Testing ngắn hạn 3 tháng
Nếu bạn có định hướng theo đuổi lĩnh vực này và đang tìm kiếm cho mình khoá học tester cấp tốc để đi làm thì chương trình Software Testing ngắn hạn 3 tháng tại Học Viện sẽ là lựa chọn phù hợp, trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức về quy trình kiểm thử (bao gồm thủ công và tự động) để thích ứng với mọi yêu cầu doanh nghiệp.
Tester Là Gì? Software Testing Là Gì?
Tester là nhân viên kiểm thử phần mềm (software tester), phụ trách phát hiện lỗi và những vấn đề khác của phần mềm, đảm bảo hoạt động ổn định, không mắc sai sót, đúng với yêu cầu khách hàng trước khi phần mềm được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Do đây là công việc đòi hỏi tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, chú trọng tiểu tiết nên có rất nhiều bạn nữ học làm tester (vẫn có nhiều bạn nam theo đuổi công việc này). Theo khảo sát từ ITviec, tester là vị trí được nhiều bạn nữ học ngành IT lựa chọn nhất (chiếm 24,8%).
Khoá Đào Tạo Tester Dành Cho Ai?
Khóa học Software Testing của Học Viện chia thành 2 cấp độ, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.
Manual software testing (Thủ công) dành cho:
- Những bạn chưa có kiến thức nền tảng về ngành IT, muốn học tester cho người mới bắt đầu để phát triển trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.
- Sinh viên Công nghệ thông tin hoặc ngành khác muốn tìm kiếm cơ hội việc làm software tester.
Automation software testing (Tự động) dành cho:
- Những bạn có kinh nghiệm mảng manual testing, muốn học automation test để nâng cấp chuyên môn.
- Nhân sự làm việc trong mảng kiểm thử phần mềm muốn hệ thống hoá lại kiến thức chuyên ngành.
Ưu Điểm Khoá Học Kiểm Thử Phần Mềm Là Gì?
Tham gia khóa học tester cho người mới bắt đầu, bạn sẽ được:
- Trang bị toàn diện kiến thức về quy trình và kỹ thuật kiểm thử phần mềm, bao gồm manual và automation testing (thủ công và tự động).
- Có phần thi thử ISTQB, sớm làm quen với định dạng bài thi quốc tế và tăng cơ hội đạt chứng chỉ.
- Sử dụng các công nghệ phổ biến trong lĩnh vực kiểm thử, gồm Jira (quản lý lỗi), Postman (test API), Selenium WebDriver, TestNG, Jenkins, Git/GitHub/GitLab…
- Ứng dụng các mô hình chủ đạo như Waterfall, V-Model, Agile/Scrum…
- Thực chiến trên dự án thật cùng chuyên gia, tích luỹ kinh nghiệm thực tế ngay trong quá trình học.
- Giảng viên là chuyên gia trong ngành IT, có thâm niên làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.
- Được hỗ trợ giới thiệu thực tập và việc làm tại doanh nghiệp theo đúng chuyên môn.
- Có hình thức học trực tuyến muốn bạn muốn học tester online.
Nội Dung Khoá Học Kiểm Thử Phần Mềm
Khoá học automation test, manual test tại Học Viện phù hợp với mục đích học tester cho người trái ngành, học tester cơ bản cho người mới:
Học Phí Khoá Học Tester
CHƯƠNG TRÌNH | HÌNH THỨC | THỜI LƯỢNG | HỌC PHÍ | |
---|---|---|---|---|
BẰNG SỐ | BẰNG CHỮ | |||
SOFTWARE TESTING | TRỰC TIẾP | 21 buổi | 4.500.000 | Bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn |
14 buổi | 4.000.000 | Bốn triệu đồng chẵn | ||
35 buổi | 8.500.000 | Tám triệu năm trăm nghìn đồng chẵn | ||
TRỰC TUYẾN | 21 buổi | 3.600.000 | Ba triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn | |
14 buổi | 3.200.000 | Ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn | ||
35 buổi | 6.800.000 | Sáu triệu tám trăm nghìn đồng chẵn |
Ghi chú:
- Học phí đã bao gồm: Đồng phục, giáo trình và lệ phí cấp chứng chỉ.
- HNAAu hỗ trợ trang thiết bị, máy tính đã cài đặt đầy đủ phần mềm.
- Học phí không bao gồm chi phí in ấn các bài tập và đồ án cuối khóa của Học viên.
Đội Ngũ Giảng Viên
Giảng viên khóa học automation testing và manual testing là đội ngũ chuyên gia trong ngành IT và có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, giúp trang bị cho học viên nền tảng kiến thức và kỹ năng sát yêu cầu của doanh nghiệp.
Bằng Cấp – Chứng Chỉ Tin Học Ứng Dụng
CHƯƠNG TRÌNH | HỌC PHẦN | VĂN BẰNG | TÊN CHỨNG CHỈ/GXN TIẾNG VIỆT | TÊN CHỨNG CHỈ/GXN TIẾNG ANH |
---|---|---|---|---|
SOFTWARE TESTING | Manual Software Testing | Chứng chỉ HNAAu | Kiểm thử phần mềm thủ công | Manual Software Testing |
Automation Software Testing | Chứng chỉ HNAAu | Kiểm thử phần mềm tự động | Automation Software Testing |
Lịch Học
STT | Ngày Học | Sáng | Chiều | Tối |
---|---|---|---|---|
1 | Thứ 2 – 4 – 6 | 08h30 – 11h30 | 13h30 – 16h30 | 18h00 – 21h00 |
2 | Thứ 3 – 5 – 7 |
Trung Tâm Đào Tạo Tester Ở Đâu?
Khóa học kiểm thử phần mềm được chiêu sinh tại các chi nhánh của Học Viện như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Ngoài ra, cũng có hình thức học kiểm thử phần mềm online qua Zoom cho những bạn ở xa, không tiện di chuyển với mức học phí “mềm” hơn.
Câu Hỏi Thường Gặp
Muốn Làm Tester Cần Học Những Gì?
Muốn học làm tester, bạn cần trang bị những kiến thức sau:
- Các bước xây dựng và kiểm thử phần mềm
- Các ngôn ngữ lập trình thông dụng như Python, HTML/CSS, JavaScript, NodeJS… để viết kịch bản kiểm thử
- Cách tìm ra lỗi phần mềm, làm mô tả và báo cáo
- Cấu hình Jenkins để tự động chạy kiểm thử khi cập nhật phần mềm
- Ứng dụng Git/GitHub/GitLab để lưu trữ và chia sẻ mã kiểm thử
Làm Tester Lương Bao Nhiêu?
Mức lương tester được chia theo số năm kinh nghiệm:
- Dưới 1 năm kinh nghiệm: 10.400.000 – 14.400.000 đồng/tháng
- 1 – 3 năm kinh nghiệm: 14.580.000 – 26.000.000 đồng/tháng
- 3 – 5 năm kinh nghiệm: 21.100.000 – 33.835.000 đồng/tháng
*Theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng năm 2025” từ TopCV
Intern Tester Là Gì?
Intern tester là vị trí thực tập sinh kiểm thử phần mềm ở các công ty. Những bạn đảm nhận vai trò này thường là sinh viên, học viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực tế.
Quá trình thực tập giúp các intern tester cọ xát với quy trình vận hành công việc thực tế, tích luỹ dần dần kinh nghiệm làm việc và biết cách phối hợp cùng những phòng ban, bộ phận khác.
Học Tester Ở Đâu TP.HCM?
Nếu bạn đang tìm kiếm khoá học tester tại TP.HCM thì có thể tham gia khoá Software Testing của Học Viện, hiện đang được chiêu sinh ở nhiều chi nhánh.
Còn nếu bạn muốn chọn khóa học tester online thì chương trình cũng có hình thức học trực tuyến qua Zoom, thuận tiện sắp xếp cho những bạn nhà xa, khó di chuyển.
Các Giai Đoạn Kiểm Thử Phần Mềm Gồm Những Gì?
Bước 1: Phân tích yêu cầu
Đọc và phân tích những yêu cầu trong tài liệu đặc tả dự án hoặc tài liệu từ phía khách hàng, sau đó làm báo cáo tính khả thi, mức độ rủi ro…
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm thử
Xác định phạm vi kiểm thử, nguồn lực cần chuẩn bị, thứ tự ưu tiên, cách thức tiếp cận…
Bước 3: Thiết kế kịch bản kiểm thử
Lên danh sách hạng mục cần thực hiện, chuẩn bị dữ liệu kiểm thử…
Bước 4: Thiết lập môi trường kiểm thử
Thực thi smoke test case nhằm xác định môi trường kiểm thử đã sẵn sàng chưa.
Bước 5: Thực hiện kiểm thử
Triển khai kiểm thử phần mềm theo các bước, so sánh kết quả thực tế và mong đợi.
Bước 6: Đóng chu trình kiểm thử
Tổng hợp báo cáo về thực thi kiểm thử.
Các Công Cụ Kiểm Thử Phần Mềm Phổ Biến Hiện Nay?
Một số công cụ kiểm thử phần mềm thông dụng hiện nay bao gồm Selenium, TestingWhiz, Katalon Studio, Postman, TestNG, Mailtrap, JIRA…
Khoá Software Testing tại Học Viện cũng có dạy một số trong danh sách những công cụ này.