Địa chỉ website mà chúng ta truy cập hằng ngày trên internet chính là domain hay còn được nhiều người biết đến là tên miền. Không chỉ là đường dẫn truy cập internet, domain còn là một phần quan trọng trong chiến dịch digital marketing và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tên miền ngắn gọn, thẩm mỹ sẽ là chìa khóa giúp khách hàng tìm đến website nhanh chóng hơn gấp nhiều lần so với những dòng IP rắc rối và phức tạp. Vậy cụ thể domain là gì? Cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu tìm hiểu tất tần tật thông tin về domain thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đăng ký domain là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng website (Ảnh: Internet)
Tên miền là gì?
Domain hay tên miền, là địa chỉ định danh của website trên internet, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào website mà không cần ghi nhớ địa chỉ IP phức tạp của các máy chủ. Một cách dễ hiểu, bạn có thể xem website như một căn nhà và tên miền chính là địa chỉ cụ thể của căn nhà đó.
Một số ví dụ về domain như:
- com
- org
- vn
Trong đó, phần tên miền thường phản ánh thương hiệu của website và phần hậu tố sẽ chỉ định loại domain hoặc tên quốc gia. Theo như ví dụ trên thì .com là các trang web thương mại, .org dành cho tổ chức phi lợi nhuận và .vn là những trang web hoạt động tại Việt Nam.
Cấu trúc của một tên miền
Hiện nay, cấu trúc của một domain được chia làm 2 thành phần chính là tên miền cấp 2 và tên miền cấp cao nhất.
Ví dụ, tên miền của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu là congnghethongtinaau.com thì “congnghethongtinaau” chính là tên miền cấp 2 và “.com” là tên miền cấp cao nhất.
Trong đó:
Tên miền cấp 2 thường là brand name hoặc từ khóa mà doanh nghiệp sử dụng để người dùng dễ dàng nhận diện.
Tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain) được quy định để phân loại domain hoặc đại diện cho một quốc gia, ví dụ như: .vn (Việt Nam), .jp (Nhật Bản), .uk (Vương quốc Anh)…
Ngoài ra, cấu trúc cũ của tên miền còn có thêm tiền tố “www” đại diện cho World Wide Web nhưng domain hiện đại ngày nay đã lược bỏ bớt thành phần này.
Các thành phần trong một tên miền (Ảnh: Internet)
Chức năng của tên miền
Định danh trang web thương hiệu
Domain là định danh dễ nhớ cho trang web trên môi trường internet. Một tên miền phù hợp sẽ giúp khách hàng dễ nhớ và dễ nhận diện thương hiệu của bạn giữa hàng triệu website khác.
Xây dựng độ uy tín và chuyên nghiệp
Một tên miền ngắn gọn nhưng mô tả đầy đủ tên hoặc thông điệp mà thương hiệu hướng tới sẽ gây ấn tượng mạnh cho người dùng, từ đó giúp họ có cảm giác tin cậy hơn với những nội dung mà trang web cung cấp.
Tạo và quản lý địa chỉ email cho doanh nghiệp
Bằng cách đăng ký và sử dụng domain, bạn có thể dễ dàng tạo ra các địa chỉ email chuyên nghiệp dựa trên tên miền đó, giúp nâng cao hình ảnh công ty trong mắt khách hàng, đối tác.
Nâng cao thứ hạng tìm kiếm
Domain tác động trực tiếp đến SEO bởi tên miền có thể ẩn chứa các từ khóa tìm kiếm liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang quảng bá. Điều này giúp website dễ dàng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, từ đó làm tăng lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.
Liên kết các dịch vụ trực tuyến khác nhau
Tên miền có thể được liên kết trực tiếp với các dịch vụ trực tuyến khác như blog, kênh social, ứng dụng phần mềm, giúp bạn tạo nên mạng lưới kết nối rộng rãi trên những diễn đàn khác nhau.
Domain không đơn thuần là địa chỉ truy cập website mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Chọn tên miền như thế nào cho hiệu quả?
Trước khi đăng ký tên miền, bạn nên xem xét kỹ lưỡng những yếu tố và tiêu chí sau:
- Phản ánh đúng nội dung và mục đích sử dụng: Chọn tên miền bao quát được mục đích hoạt động của website hoặc liên quan đến từ khóa chính để tăng độ nhận diện thương hiệu và nâng cấp thứ hạng SEO.
- Chọn đuôi tên miền phù hợp: Bạn nên lựa chọn đuôi tên miền được sử dụng phổ biến tại quốc gia của mình để website được ưu tiên hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
- Ngắn gọn và dễ nhớ: Tên miền càng ngắn gọn, càng xúc tích sẽ giúp người dùng dễ dàng truy cập và tránh sai sót khi nhập từ khóa tìm kiếm vào trình duyệt.
- Dễ phát âm và dễ viết: Domain nên được đặt đơn giản, không chứa các ký tự đặc biệt hay chữ số phức tạp sẽ giúp khách hàng dễ ghi nhớ hơn.
- Chọn tên miền có chứa từ khóa: Từ khóa trong tên miền vẫn được thuật toán của các công cụ tìm kiếm sử dụng nên nếu domain trùng với từ khóa sẽ khiến website của bạn dễ dàng tăng thứ hạng hơn.
- Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Bạn cần đảm bảo rằng tên miền mà mình lựa chọn không trùng lặp với bất kỳ domain nào đã được đăng ký sử dụng trước đó.
Tên miền đẹp, chuẩn SEO và thân thiện với người dùng sẽ đem lại
những lợi ích to lớn cho website (Ảnh: Internet)
Quy trình đăng ký và quản lý tên miền
Cá nhân hay tổ chức muốn sở hữu domain riêng cho website thì phải đăng ký và trả phí hàng năm để duy trì quyền hạn sử dụng tên miền đó. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định loại tên miền mà bạn muốn đăng ký
Để đảm bảo sở hữu một tên miền theo đúng mục đích sử dụng của website, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các hậu tố phù hợp như: .com, .net, .org, .tech, .app, .vn…
Bước 2: Chọn nhà cung cấp tên miền
Tiếp theo, bạn cần chọn nhà cung cấp tên miền uy tín và đáng tin cậy để đăng ký. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp tên miền với mức chi phí và dịch vụ khác nhau, bạn cần cân nhắc các chính sách bảo hành, giá cả… để lựa chọn nhà đăng ký phù hợp.
Bước 3: Đăng ký tên miền
Sau khi chọn được nhà cung cấp uy tín thì bạn tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, cài đặt tên miền và thanh toán gói cước.
Bước 4: Cài đặt cấu hình DNS
Khi đã đăng ký tên miền thành công, bạn cần cấu hình bản ghi DNS để chỉ định tên miền về máy chủ website. Bạn có thể thực hiện thông qua bảng điều khiển tên miền của nhà cung cấp hoặc dịch vụ quản lý DNS riêng.
Bước 5: Quản lý và gia hạn
Để duy trì quyền sở hữu domain, bạn cần thanh toán chi phí hàng năm, đồng thời cập nhật lại thông tin liên hệ để tránh mất quyền sử dụng tên miền.
Các bước đăng ký sử dụng tên miền (Ảnh: Internet)
Domain đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu trên môi trường internet. Việc lựa chọn một tên miền đẹp, dễ ghi nhớ sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website và hỗ trợ chiến lược marketing online dài hạn. Tin rằng những thông tin từ bài viết đã giúp bạn nắm vững khái niệm domain name là gì. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành IT bạn nhé!
Ý kiến của bạn