Bootstrap Là Gì? Bootstrap Dùng Để Làm Gì?

Với những ai học tập và làm việc trong lĩnh vực web design, UX/UI, không ai không biết đến Bootstrap – một framework chủ lực để thiết kế giao diện website. Không những là công cụ mạnh mẽ giúp đơn giản hóa quy trình làm việc cho nhà phát triển, Bootstrap còn hỗ trợ thiết kế layout với Responsive và Grid System, giúp website hiển thị tốt trên mọi thiết bị. Thông qua bài viết này, congnghethongtinaau.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bootstrap, các thành phần chính và cách bắt đầu với công cụ này để tạo ra trang web chuyên nghiệp, hấp dẫn.

Bootstrap là một trong những công cụ thiết kế web

Bootstrap là một trong những công cụ thiết kế web được sử dụng nhiều nhất trên thế giới (Ảnh: Internet)

Bootstrap là gì?

Bootstrap là framework phổ biến đối với các nhà lập trình front-end, được sử dụng để thiết kế giao diện người dùng cho trang web. Bootstrap có mã nguồn mã, tức là ai cũng có thể tải xuống và sử dụng miễn phí. Công cụ này được tích hợp bộ thư viện mạnh mẽ và các lớp CSS có sẵn như menu điều hướng, hệ thống lưới, băng chuyền hình ảnh, biểu mẫu và nhiều thành phần khác.

Sử dụng Bootstrap, nhà phát triển không cần viết lại mã CSS từ đầu mà có thể sử dụng trực tiếp các thuộc tính đã được định nghĩa sẵn như màu sắc, font chữ, kích cỡ… để áp dụng vào dự án của mình, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Được viết chủ yếu bằng HTML, CSS và JavaScript nên Bootstrap giúp nhà phát triển tạo ra các website chuẩn hóa và có tính tương thích cao trên nhiều thiết bị khác nhau. Đồng thời, Bootstrap còn cho phép giao diện trang web hiển thị và hoạt động tối ưu trên nhiều kích thước màn hình khác nhau như điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC…

Bootstrap là gì

Bootstrap có khả năng tương thích tốt với đa dạng thiết bị và kích thước màn hình khác nhau (Ảnh: Internet)

Lịch sử phát triển của Bootstrap

Bootstrap được ra mắt lần đầu vào năm 2011 do Mark Otto và Jacob Thornton phát triển tại Twitter. Tên gọi đầu tiên của công cụ này là “Twitter Blueprint”, được Twitter phát hành để dành riêng cho việc tạo ra các giao diện web của họ. Sau đó, Bootstrap được chia sẻ rộng rãi với cộng đồng lập trình viên và nhanh chóng trở thành một trong những framework được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực web design.

Trải qua nhiều lần nâng cấp, hiện Bootstrap đã được cập nhật đến phiên bản thứ 5, phát hành vào ngày 05/05/2021. Theo đó, Bootstrap 5 hoàn thiện thêm nhiều tính năng và tiện ích mới như cập nhật API toàn diện, cải thiện tùy biến CSS, thêm thành phần off canvas menu, đồng thời loại bỏ sự phụ thuộc vào thư viện jQuery.

Lịch sử phát triển của Bootstrap

Bootstrap version 5 có nhiều sự thay đổi vượt trội, mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng (Ảnh: Internet)

3 File chính của Bootstrap

Bootstrap.CSS

Đây là file CSS chính của Bootstrap, bao gồm nhiều quy tắc, kiểu dáng để quản lý và sắp xếp bố cục cho trang web. Với Bootstrap.CSS, bạn không phải tốn thời gian chỉnh sửa thủ công từng chi tiết nhỏ mà có thể sử dụng CSS để tạo ra giao diện thiết kế đồng bộ trên nhiều website.

Bootstrap.JS

Đây là một trong những file cốt lõi nhất trong Bootstrap, bao gồm các file JavaScript để kích hoạt và điều khiển tính năng tương tác cho trang web. Hiện nay, cộng đồng nhà phát triển có xu hướng sử dụng thư viện jQuery thay vì viết mã bằng ngôn ngữ JavaScript thuần túy để tăng tiện ích sử dụng và tạo hiệu ứng động lôi cuốn.

File jQuery đóng vai trò rất quan trọng trong Bootstrap để tạo thiết kế web đẹp mắt với hiệu ứng sinh động thay vì chỉ sử dụng HTML và CSS, bạn sẽ chỉ tạo ra các trang web tĩnh.

Glyphicons

Là một tập biểu tượng hình ảnh được cài đặt sẵn trong Bootstrap, lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng để tích hợp trực tiếp các hình ảnh và icon vào giao diện trang web một cách nhanh chóng.

Những tính năng nổi bật của Bootstrap

Bootstrap sở hữu nhiều tính năng nổi bật, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng tốc độ phát triển website. Hiện có muôn vàn ứng dụng thiết kế web tân tiến nhưng Bootstrap vẫn là lựa chọn ưu tiên của phần lớn lập trình viên bởi những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Dễ dàng thao tác: Bootstrap cung cấp đa dạng thành phần giao diện có sẵn như hệ thống lưới, thanh tiêu đề, thanh điều hướng, tooltip, modal, carousel… giúp developer dễ dàng thêm nhiều element vào chương trình mà không tốn thời gian viết từng mã code phức tạp như truyền thống.
  • Tùy chỉnh linh hoạt: Bootstrap cung cấp nhiều biến CSS để tùy chỉnh giao diện, cho phép nhà phát triển thay đổi và cập nhật các thành phần để phù hợp với độ nhận diện và phong cách thương hiệu.
  • Cải tiến các biểu mẫu: Bootstrap hoạt động dựa trên một hệ thống biểu mẫu có sẵn và sau khi được cải tiến, các biểu mẫu này sẽ được tự động điều chỉnh và hiển thị đồng bộ trên mọi trình duyệt.
  • Chất lượng hiển thị tốt: Bootstrap có hỗ trợ responsive design, giúp trang web tự động điều chỉnh kích thước và bố cục trên mọi loại thiết bị, từ di động đến máy tính.

Những tính năng của Bootstrap

Bootstrap là công cụ sáng tạo web được ưa chuộng nhất trên thế giới (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của Bootstrap trong thực tế

  • Xây dựng trang web doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp sử dụng Bootstrap để tạo ra các giao diện web sinh động, chuyên nghiệp mà không cần tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
  • Phát triển ứng dụng web: Với các công cụ và template được cài đặt sẵn, Bootstrap rất thích hợp trong việc xây dựng ứng dụng web đẹp mắt và sinh động.
  • Thiết kế trang thương mại điện tử: Nhiều trang bán hàng thương mại điện tử dùng Bootstrap để thiết kế giao diện bởi tính linh hoạt, dễ điều chỉnh và khả năng hiển thị hiệu quả trên đa dạng thiết bị của nó.

Hướng dẫn bắt đầu với Bootstrap

Để bắt đầu sử dụng Bootstrap, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập vào trang web chính thức của Bootstrap (getbootstrap.com), sau đó nhấn vào nút “Download” để tải xuống Bootstrap.
  • Bước 2: Sau khi quá trình tải xuống hoàn tất, bạn sẽ nhận được một folder Zip, trong đó có chứa các folder CSS và JS. Bạn tiến hành giải nén các tệp vừa tải xuống.
  • Bước 3: Đưa tất cả các tệp đã giải nén vào dự án web, trong đó không thể thiếu các file gồm CSS, JavaScript và jQuery.
  • Bước 4: Trong trang HTML, bạn tiến hành thêm các thẻ <link> đến tệp CSS, <script> đến tệp JavaScript và đặt các thẻ này trong phần <head> của trang.

Ngoài cách tải trực tiếp, developer có thể nhúng Bootstrap thông qua CDN (Content Delivery Network), vừa giúp tiết kiệm băng thông vừa tích hợp nhanh chóng JavaScript, CSS và jQuery vào dự án.

Hướng dẫn cách tải Bootstrap

Hướng dẫn cách tải Bootstrap (Ảnh: Internet)

Với các công cụ hữu ích và nhiều tính năng mạnh mẽ, Bootstrap là lựa chọn tuyệt vời cho cộng đồng nhà phát triển trong việc thiết kế giao diện website đẹp mắt, chuyên nghiệp và dễ sử dụng. Hy vọng, với những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn nắm vững khái niệm Bootstrap là gì cũng như những tính năng nổi bật của nó.

Điểm: 4.8 (33 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

CloudFlare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server – Hệ thống phân giải tên miền), có chức năng hỗ…

Hosting là dịch vụ giúp bạn xuất bản website lên hệ thống internet. Khi đăng ký hosting, tức là bạn…

JavaScript (viết tắt là JS) là 1 trong 3 ngôn ngữ lập trình chính để tạo nên các website bên…

jQuery là thư viện được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, ra đời nhằm mục đích giảm thiểu các…

CSS là một ngôn ngữ biểu diễn (style language), được dùng thiết kế giao diện trang web. Ngôn ngữ này…

HTML là một khái niệm rất quen thuộc với cộng đồng lập trình viên và cũng là nền tảng kiến…

Ý kiến của bạn