CloudFlare Là Gì? Các Tính Năng Chính Và Cách Hoạt Động Của CloudFlare Như Thế Nào?

Một trong những dịch vụ giúp tối ưu tốc độ tải trang, bảo mật website và tăng cường hiệu suất hệ thống phổ biến nhất hiện nay là CloudFlare. Bên cạnh đó, CloudFlare còn tích hợp nhiều tính năng cao cấp giúp quản trị viên dễ dàng quản lý và bảo vệ website. Vậy chính xác CloudFlare là gì? Mời bạn cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu khám phá từng khía cạnh của CloudFlare thông qua bài viết này nhé!

CloudFlare là một dịch vụ DNS

CloudFlare là dịch vụ rất quen thuộc đối với các quản trị viên website (Ảnh: Internet)

CloudFlare là gì?

CloudFlare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server – Hệ thống phân giải tên miền), có chức năng hỗ trợ CDN (Content Delivery Network – Mạng lưới phân phối nội dung) để kết nối người dùng và máy chủ thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Cụ thể, người dùng muốn truy cập trang web thì phải đi qua máy chủ CloudFlare.

CloudFlare do Matthew phát triển vào năm 2009, có trụ sở chính tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. CloudFlare nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ CDN và bảo mật hàng đầu, chiếm thị phần xử lý lên đến 5 – 10% tổng lưu lượng truy cập internet trên toàn cầu.

CloudFlare là gì

CloudFlare được rất nhiều Webmaster khắp thế giới tin dùng (Ảnh: Internet)

Khi sử dụng CloudFlare, dữ liệu từ website sẽ được lưu trữ tại các máy chủ trên toàn cầu, giúp tăng tốc độ truy cập cho người dùng mọi lúc mọi nơi. Không dừng lại ở việc phân phối nội dung, CloudFlare còn cung cấp nhiều tính năng bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công như DdoS, SPDY, thư rác…

Hiện CloudFlare được nhiều chuyên gia đánh giá thuộc nhóm những dị ch vụ phát triển CDN uy tín, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Chính sách của CloudFlare đặt ra các quy định nghiêm ngặt về nội dung trùng lặp và tự do ngôn luận.

Các tính năng nổi bật của CloudFlare

Tốc độ tải trang nhanh

Khi dữ liệu đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache của CloudFlare, người dùng có thể tải trang web từ trung tâm máy chủ gần vị trí họ nhất. CloudFlare sử dụng công nghệ CDN phân phối nội dung đến khắp các server trên toàn cầu, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, đặc biệt là những website có lượng truy cập nhiều từ những khu vực khác nhau trên thế giới.

Ngăn chặn các yếu tố độc hại

Với hệ thống bảo mật tiên tiến, CloudFlare có khả năng phát hiện nhanh chóng và loại bỏ một số loại tấn công mà không cần truy cập vào máy chủ. Các yếu tố độc hại này được phát hiện thông qua mã IP, tần suất truy cập, thời gian kết nối…

Chứng chỉ SSL miễn phí

Bảo mật SSL là yếu tố quan trọng và cần có của bất kỳ website nào để bảo vệ dữ liệu và nâng cao uy tín cho website. Thiết lập chứng chỉ SSL không phải là một quy trình đơn giản. Thế nhưng đối với CloudFlare, SSL được tự động cung cấp cho bất kỳ tên miền nào được sự ủy quyền từ bạn.

Tạo bản sao Website

Khi sử dụng CloudFlare, máy chủ sẽ cung cấp một bản sao của trang web và bản sao này cũng được phân phối đến người dùng. Điều này làm giảm áp lực và công việc xử lý trên máy chủ chính, từ đó giúp tiết kiệm băng thông, tăng tốc độ tải trang và tối ưu hóa hiệu suất website.

Ưu nhược điểm của CloudFlare

Ưu điểm

  • Chi phí thấp: CloudFlare cung cấp cả bản miễn phí và các gói dịch vụ trả phí với mức giá duy trì không quá đắt đỏ.
  • Tăng cường tính bảo mật cho website: Ưu điểm rất lớn của CloudFlare là có khả năng chống tại tấn công DDoS – mối đe dọa lớn nhất cho mọi website hiện nay. Ngoài ra, CloudFlare còn có tính năng loại bỏ spam bình luận trên blog và nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến website.
  • Cải thiện chất lượng người dùng: Người dùng có thể truy cập và tải nội dung từ trang web một cách nhanh chóng mà không liên quan đến vị trí địa lý của họ.
  • Tích hợp nhiều tính năng vượt trội: Tích hợp CDN, DNS, cung cấp API, hỗ trợ đăng ký tên miền và có sẵn những tính năng bổ sung độc lập.

Nhược điểm

  • Bị tường lửa chặn: Khi website sử dụng đồng thời CloudFlare với dịch vụ Share Hosting, một số địa chỉ IP có thể bị tường lửa của hosting chặn lại.
  • Tốc độ truyền chậm: Với những quốc gia không được đặt trung tâm dữ liệu của CloudFlare có thể dẫn đến việc làm chậm tốc độ tải trang. Ví dụ, trang web được phát hành và có phần lớn lưu lượng truy cập ở Việt Nam – nơi chưa có server của CloudFlare thì những truy cập sẽ phải đi qua DNS đám mây ở các quốc gia lân cận như Singapore, HongKong hoặc Nhật Bản rồi mới quay trở lại Việt Nam.
  • Giới hạn tính năng ở bản miễn phí: Với phiên bản miễn phí của CloudFlare, người dùng chỉ có thể sử dụng một số tính năng cơ bản, không phù hợp cho trang web có quy mô và lưu lượng truy cập lớn.

Ưu nhược điểm của CloudFlare

Dịch vụ CloudFlare mang đến nhiều lợi ích cũng như tồn tại một số hạn chế nhất định (Ảnh: Internet)

Cách thức hoạt động của CloudFlare

Có thể chia cách thức hoạt động của CloudFlare thành 3 phương thức chính như sau:

Bộ nhớ đệm

CloudFlare hoạt động dựa theo phương thức bộ nhớ đệm (cache), tức là các dữ liệu từ người dùng sẽ được lưu trữ tại một kho dữ liệu tạm thời, từ đó làm tăng cường tốc độ truy xuất thông tin đến người dùng.

DNS System

Không đơn thuần là dịch vụ phân phối CDN, CloudFlare còn đóng vai trò là một DNS có hiệu suất vượt trội. Quy trình phân giải DNS sẽ diễn ra trước khi thiết lập được kết nối, khiến tốc độ tải trang tăng đáng kể.

Lọc lưu lượng truy cập

Cơ chế hoạt động của CloudFlare tương tự như tường lửa, có khả năng ngăn chặn truy cập bất thường hoặc những tấn công nguy hiểm trong môi trường internet.

Xem thêm thông tin hữu ích khác ngay đây: 

Các bước cài đặt CloudFlare có khó không?

Cách cài đặt CloudFlare khá đơn giản và không cần kỹ thuật quá chuyên sâu. Bạn có thể thiết lập CloudFlare cho website theo như các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký tài khoản CloudFlare

Bạn truy cập vào đường link (https://dash.cloudflare.com/sign-up) để đăng ký một tài khoản miễn phí. Thông tin đăng ký bao gồm địa chỉ email và mật khẩu, bạn lưu ý đặt mật khẩu mạnh, trên 8 ký tự (có chứa ký tự đặc biệt, chữ số, chữ viết hoa và chữ viết thường). Sau đó nhấn vào “Create Account” để hoàn tất việc đăng ký.

Bước 2: Đăng nhập vào CloudFlare

Sau khi đăng ký thành công tài khoản, bạn chọn “Log in” và điền đầy đủ thông tin tài khoản để truy cập vào CloudFlare.

Bước 3: Thêm Website vào CloudFlare

Bạn nhấn nút “Add site” để tiến hành thêm website muốn sử dụng vào CloudFlare.

Lưu ý: Bạn nên nhập tên miền gốc của website và chọn gói free là có thể sử dụng được ngay. Còn nếu chọn những phiên bản có trả phí, bạn cần thanh toán gói cước trước khi bắt đầu sử dụng.

Các bước cài đặt CloudFlare có khó không?

Thủ tục đăng ký CloudFlare tương đối nhanh gọn (Ảnh: Internet)

CloudFlare là một giải pháp mạnh mẽ giúp bảo vệ, tối ưu và cải thiện hiệu suất website một cách hiệu quả. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ toàn diện để bảo mật và tối ưu hoạt động cho trang web của mình thì CloudFlare là một lựa chọn hoàn hảo. Mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm CloudFlare là gì.

Điểm: 4.9 (28 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

JavaScript (viết tắt là JS) là 1 trong 3 ngôn ngữ lập trình chính để tạo nên các website bên…

jQuery là thư viện được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, ra đời nhằm mục đích giảm thiểu các…

CSS là một ngôn ngữ biểu diễn (style language), được dùng thiết kế giao diện trang web. Ngôn ngữ này…

HTML là một khái niệm rất quen thuộc với cộng đồng lập trình viên và cũng là nền tảng kiến…

Bootstrap là framework phổ biến đối với các nhà lập trình front-end, được sử dụng để thiết kế giao diện…

Dreamweaver là phần mềm hỗ trợ xử lý cực mạnh trong lĩnh vực thiết kế và phát triển website. Khi…

Ý kiến của bạn