Backend là gì? Làm gì? Lộ trình & Kỹ năng cần có Backend Developer

Backend Developer đang thuộc top những vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong nhóm ngành IT hiện nay. Theo đó, nhân sự đam mê lĩnh vực này có thể làm việc đồng thời ở nhiều mảng như Backend , Frontend hoặc Fullstack Developer. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để khám phá thế giới Backend là gì và những tố chất để trở thành một nhà phát triển phần mềm tiềm năng, được săn đón trên thị trường.

backend là gì

Backend hiện là ngành nghề có mức lương hấp dẫn và

nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin (Ảnh: Internet)

Backend là gì?

Backend là tất cả những chương trình hỗ trợ quá trình hoạt động và vận hành của trang web hoặc ứng dụng phần mềm mà người dùng không thể nhìn thấy được. Có thể ví Backend như bộ não con người vì nó là trung tâm điều khiển mọi câu lệnh, yêu cầu, các thông tin tích hợp từ người dùng… và hiển thị chúng một cách trực quan trên màn hình.

Backend của bất kỳ một trang web nào cũng bao gồm 3 thành phần chính là: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Nhờ đó mà giao diện và các tính năng trên website có thể hoạt động một cách hiệu quả, đồng bộ và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Một số chương trình quan trọng của Backend là:

  • Xử lý các yêu cầu của người dùng đến trang web
  • Chạy các tập lệnh để tạo HTML
  • Mã hóa dữ liệu
  • Lưu trữ và cập nhật hệ thống dữ liệu của trang web, ứng dụng
  • Thực hiện các truy vấn SQL để truy cập vào cơ sở dữ liệu
  • Xử lý dữ liệu các tệp tải lên và tải xuống…

backend gồm những gì

Backend là quá trình xử lý dữ liệu trước khi được hiển thị trực quan đến người dùng (Ảnh: Internet)

Backend là làm gì?

Trong khi lập trình viên Frontend đảm nhiệm những công việc liên quan đến giao diện người dùng thì Backend Developer xử lý các vấn đề liên quan đến lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin và các hoạt động vận hành trên hệ thống máy chủ.

Trong quy trình phát triển một trang web và ứng dụng phần mềm hoàn chỉnh, các nhà lập trình Backend sẽ phối hợp làm việc với đơn vị phát triển phần mềm, lập trình viên Frontend, người quản lý nội dung, kiến trúc sư giải pháp để tạo nên cấu trúc ứng dụng, website chạy mượt mà nhất trên môi trường internet.

Trong đó, nhiệm vụ chính của Backend Developer cụ thể như sau:

  • Logic máy chủ: Đảm nhiệm tất tần tật các chương trình chạy trên máy chủ như: tối ưu tốc độ trang web, xác minh tài khoản…
  • Tự động hóa: Thiết lập khả năng tự động hóa cho những tác vụ lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Thông báo tự động: Chuẩn bị kịch bản cho những tin nhắn thông báo đến người dùng về các thông tin quan trọng như: sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi…
  • API: Thiết lập mối quan hệ và liên kết để hai hoặc nhiều chương trình máy tính có thể giao tiếp với nhau.
  • Hợp lý hóa các quy trình hoạt động trên website: Đảm bảo trang web có tốc độ hoạt động nhanh, cung cấp kết quả chính xác cho người dùng.
  • Viết code: Viết mã code để khởi chạy các chương trình trong trang web, ứng dụng.
  • Thực hiện kiểm tra: Nhiệm vụ của Backend Developer là kiểm tra tính đồng bộ và thống nhất giữa giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng để kịp thời cập nhật, chỉnh sửa, tối ưu hiệu quả.

Lập trình viên Backend là những chuyên gia thiết kế, vận hành và bảo trì các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (Ảnh: Internet)

Phân biệt Backend và Frontend trong phát triển ứng dụng

Nếu công việc phát triển phần mềm được ví như một tảng băng trôi giữa đại dương thì Frontend chính là bề nổi trên mặt nước và Backend là phần chìm của tảng băng đó.

Cụ thể hơn, trong một trang web hoặc ứng dụng thì Frontend chính là phần giao diện hiển thị và tương tác một cách trực quan với người dùng. Trong khi đó, Backend là những công việc phía sau của lập trình Frontend như: trích xuất thông tin, lưu trữ dữ liệu, cải thiện tốc độ trang web, duy trì hiệu suất hoạt động của ứng dụng…

Vì đều có mục tiêu chung là nâng cao trải nghiệm người dùng nên cả hai vị trí Frontend và Backend có mối liên hệ mật thiết và phối hợp hài hòa với nhau để mang lại kết quả tốt nhất.

Phân biệt Backend và Frontend

Frontend và Backend tuy thực hiện các nhiệm vụ khác nhau

nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Ảnh: Internet)

Làm Backend Developer cần học những gì?

Để trở thành một nhà phát triển Backend giỏi nghề, bạn cần nắm vững kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu liên quan đến lập trình, hệ thống cơ sở dữ liệu và thậm chí là những công việc của vị trí Frontend. Dưới đây là những thông tin chi tiết về tổng hợp kỹ năng quan trọng mà bạn cần tích lũy khi theo nghề:

Ngôn ngữ lập trình

Một số ngôn ngữ được các nhà lập trình sử dụng phổ biến nhất trên thế giới trong lĩnh vực Backend là Node.js, Python, PHP, Java, Ruby… Đây đều là những ngôn ngữ lập trình hiệu suất mạnh, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng nên người dùng có thể cân nhắc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu và quy mô ứng dụng để tối ưu hiệu quả hiệu suất hoạt động.

Kiến trúc hệ thống Backend

Hiểu rõ cấu trúc và cách thức hoạt động của hệ thống là điều không thể thiếu khi học lập trình viên Backend. Việc nắm rõ phương pháp lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai chương trình sẽ hỗ trợ lập trình viên tạo ra các hệ thống logic, mạnh mẽ và tối ưu theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Cơ sở dữ liệu

Xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị dữ liệu, bảo mật dữ liệu… là một trong những hạng mục quan trọng nhất của bất kỳ chuyên gia Backend nào. Vậy nên, việc thấu hiểu cách thức hoạt động của các cơ sở dữ liệu quan hệ như MySQL, PostgreSQL cũng như các cơ sở dữ liệu MongoDB, NoSQL là kỹ năng rất quan trọng để Backend Developer phát triển, mở rộng và duy trì hiệu quả hệ thống.

Bảo mật và tối ưu hệ thống

Một trong những kỹ năng sống còn của các chuyên gia Backend là kỹ năng bảo vệ tuyệt đối hệ thống dữ liệu như: xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu, ngăn chặn các phần mềm độc hại, vá lỗi các lỗ hổng bảo mật… Đồng thời phải luôn duy trì, nâng cao hiệu suất hệ thống để đáp ứng nhu cầu người dùng và tiềm năng mở rộng của ứng dụng/phần mềm trong tương lai.

Làm Backend Developer cần học những gì?

Backend Developer là vị trí công việc yêu cầu nhiều kiến thức và

kỹ năng chuyên sâu về mảng lập trình và phát triển ứng dụng (Ảnh: Internet)

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến khái niệm Backend là gì, Backend là làm gì và điều kiện cần thiết để trở thành một lập trình viên giỏi nghề. Hy vọng, những chia sẻ trên không chỉ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn hỗ trợ bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành IT bạn nhé!

Điểm: 4.8 (28 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

Tổng quan về các môn học trong ngành công nghệ thông tin, từ cơ bản đến nâng cao. Giúp bạn…

Giải đáp thắc mắc: Ngành CNTT thi khối nào? Nắm bắt thông tin về các khối xét tuyển, tổ hợp…

Frontend là phần giao diện của trang web mà người dùng có thể nhìn thấy một cách trực quan, sinh…

Việc khai thác, phân tích và xử lý số liệu một cách hiệu quả mang lại những lợi ích cạnh…

Bạn đang băn khoăn không biết con gái có nên học CNTT hay không? Bài viết này sẽ giải đáp…

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành nghề có mức lương vượt trội hơn so với nhiều lĩnh vực khác,…

Ý kiến của bạn