Frontend là gì? Tổng quan về nghề phát triển giao diện người dùng

Bạn có biết, giao diện của các app trên điện thoại, ứng dụng phần mềm, website… đều là những “đứa con tinh thần” của các nhà lập trình Frontend tài năng. Designer thiết kế hình ảnh, Editor dựng video, copywriter viết nội dung… nhưng Frontend Developer mới chính là người chuyển chúng thành ngôn ngữ web và hiệu ứng tương tác với người dùng. Đây là một công việc thú vị trong thế giới IT mà nhiều người đang theo đuổi. Vậy bạn đã hiểu rõ vị trí Frontend Developer là gì chưa? Cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu khám phá khái niệm Frontend là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

học Frontend Developer

Nhiều bạn trẻ chọn theo học Frontend Developer bởi cơ hội việc làm

và mức lương vô cùng hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Frontend là gì?

Frontend là phần giao diện của trang web mà người dùng có thể nhìn thấy một cách trực quan, sinh động và có thể tương tác trực tiếp. Frontend bao gồm nhiều thành phần như: hình ảnh, video, văn bản, infographic, màu sắc, logo, font chữ, các nút điều khiển, thanh menu, ô nhập dữ liệu và tất cả các yếu tố khác nằm trên bố cục của trang.

Frontend là gì

Lĩnh vực Frontend liên quan đến các yếu tố trực quan mà người dùng

có thể nhìn thấy và tương tác trực tiếp trên trang web/ứng dụng (Ảnh: Internet)

Frontend Developer là gì?

Lập trình Frontend là công việc sử dụng các ngôn ngữ như JavaScript, CSS, HTML để thiết kế giao diện sinh động và hấp dẫn người dùng cho các trang web, ứng dụng phần mềm.

Sản phẩm của lập trình viên phát triển giao diện phần mềm là những giao diện trực quan để người dùng có thể “lướt”, “chạm” và khai thác nội dung trên website một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của các lập trình viên Frontend không đơn thuần là thiết kế giao diện đa công năng mà còn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như: tốc độ tải trang, chất lượng hình ảnh, khả năng hiển thị trên đa dạng thiết bị, hệ điều hành…

Cụ thể, các hạng mục công việc mà một nhà lập trình Frontend thường đảm nhận là:

  • Lên concept, ý tưởng thiết kế giao diện cho các ứng dụng, trang web
  • Tìm kiếm, khảo sát nhu cầu người dùng để tạo ra các ứng dụng có khả năng thực thi cao
  • Tối ưu giao diện để không ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất trang web
  • Hợp tác với Backend Developer để phát triển thêm nhiều tính năng mới
  • Thiết kế giao diện gắn liền với các yếu tố kỹ thuật để nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Sử dụng các công cụ như Unit Test, UI Test để nhận biết và khắc phục lỗi
  • Cập nhật giao diện ứng dụng theo các xu hướng công nghệ mới
  • Phát hiện và chỉnh sửa nội dung sai sót trên trang web
  • Giám sát toàn bộ hoạt động của website, ứng dụng để kịp thời khắc phục
  • Nhận feedback từ khách hàng và đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả

Công việc của lập trình viên Frontend

Công việc của lập trình viên Frontend bao gồm cả thiết kế và lập trình web (Ảnh: Internet)

Lập trình Frontend và Backend cái nào khó hơn?

Về mảng Frontend Developer

Theo nhiều chuyên gia lập trình thì Frontend là mảng dễ tiếp cận khi yêu cầu của công việc này thiên về tư duy thiết kế nhiều hơn, cùng với đó là khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như CSS, HTML, JavaScript để chuyển hóa ý tưởng thành giao diện web.

Cái khó của Frontend Developer là bạn cần thiết kế giao diện sao cho vừa thân thiện với người dùng vừa đảm bảo khả năng vận hành mượt mà của trang web/ứng dụng trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau.

Một vấn đề nữa là ngành thiết kế web luôn có sự đổi mới liên tục trong nhiều thời kỳ và giai đoạn, do đó, bạn cần cập nhật liên tục những xu hướng trên thế giới để đảm bảo tính hiện đại, thẩm mỹ cho sản phẩm của mình.

Về mảng Frontend Developer

Frontend bao gồm kỹ năng lập trình web và thiết kế giao diện người dùng (Ảnh: Internet)

Về mảng Backend Developer

Ngược lại với Frontend có yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ thì Backend lại đòi hỏi tư duy logic và giải quyết vấn đề nhiều hơn. Những công việc mà Backend đảm nhận chủ yếu liên quan đến việc xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và quản lý các yếu tố kỹ thuật ở phía máy chủ.

Những thách thức lớn về mặt công việc của lập trình viên Backend là luôn đảm bảo tốc độ tải trang, hiệu suất trang web, xử lý các bài toán phức tạp về vấn đề lưu trữ và bảo mật hệ thống dữ liệu khổng lồ trên trang web hoặc ứng dụng.

Mọi sai sót của Backend đều ảnh hưởng trực tiếp đến Frontend, do đó lĩnh vực này đòi hỏi tính kiên nhẫn, kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng xử lý vấn đề chuyên nghiệp.

Về mảng Backend Developer

Frontend và Backend đều có mục đích chung là hướng đến trải nghiệm người dùng

nhưng lại có đầu mục công việc khác biệt nhau (Ảnh: Internet)

Chung quy lại, câu hỏi Frontend và Backend lĩnh vực nào khó hơn còn tùy thuộc vào năng lực, sở thích và định hướng của mỗi cá nhân có nguyện vọng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu bạn yêu thích thiết kế, đam mê sáng tạo thì công việc Frontend Developer là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn có sở trường về tính toán, khả năng logic, thích làm việc với số liệu và tối ưu hệ thống thì Backend Developer sẽ là một con đường rất tuyệt vời.

Để làm Frontend cần học những gì?

Tất cả những nhà thiết kế giao diện người dùng đều phải am hiểu sâu sắc các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript… và thành thạo các phần mềm thiết kế giao diện người dùng thịnh hành như: Bootstrap, Foundation, Angular JS…

Cụ thể, để vững chân bước vào thế giới lập trình Frontend, bạn cần lĩnh hội những nhóm kiến thức và kỹ năng quan trọng như sau:

  • Hiểu biết về HTML, CSS & JavaScript: Là hai ngôn ngữ lập trình nền tảng và quan trọng bậc nhất để thiết kế hoàn chỉnh giao diện trang web.
  • Sử dụng thành thạo các thư viện jQuery, LESS của JavaScript: Các hệ thống thư viện này cung cấp mã lệnh, element, hiệu ứng… để nhà phát triển tạo nên các giao diện sinh động, cuốn hút người dùng.
  • Thiết kế giao diện trang web và thiết bị di động: Nắm vững kỹ năng thiết kế giao diện ứng dụng trên mobile và website là yếu tố cần thiết giúp bạn trở thành lập trình viên Frontend xuất sắc.
  • Kiến thức về UI/UX: Công việc của lập trình viên Frontend là sự giao thoa, hài hòa giữa giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.
  • Hệ thống quản lý nội dung (CMS): Quản lý hệ thống dữ liệu web thường được các lập trình viên sử dụng trên các công cụ quen thuộc như: WordPress, Magento, Drupal…
  • Tư duy thẩm mỹ cao: Công việc của nhà phát triển giao diện ứng dụng phần mềm không chỉ liên quan mật thiết đến lập trình mà còn đòi hỏi người thực thi phải có tư duy thẩm mỹ cao để tạo nên các trang web thân thiện và hấp dẫn với người dùng.

Để làm Frontend cần học những gì

Đặc thù công việc của các lập trình viên Frontend là

vừa thành thạo các yếu tố kỹ thuật vừa có óc thẩm mỹ sáng tạo (Ảnh: Internet)

Hy vọng, qua những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm Frontend là gì, hạng mục chính của Frontend Developer và tố chất cần thiết để trở thành một nhà phát triển giao diện người dùng được săn đón trên thị trường. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành IT bạn nhé!

Điểm: 4.9 (31 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

Ngành it học trường nào?  Khi đã xác định IT chính là đam mê của bạn thì bước tiếp theo…

Ngoài chỉ tiêu tuyển sinh, khung chương trình đào tạo, lịch học… thì học phí ngành công nghệ thông tin…

Ngoài việc tìm hiểu về cơ sở đào tạo, chương trình học, học phí thì thời gian học ngành Công…

Thời đại 4.0, khi kỹ thuật số không ngừng phát triển thì công nghệ thông tin (CNTT) vẫn luôn là…

Tổng quan về các môn học trong ngành công nghệ thông tin, từ cơ bản đến nâng cao. Giúp bạn…

Giải đáp thắc mắc: Ngành CNTT thi khối nào? Nắm bắt thông tin về các khối xét tuyển, tổ hợp…

Ý kiến của bạn