JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vận hành các website. Nắm vững cách sử dụng JavaScript sẽ giúp các lập trình viên tạo nên những trang web sống động, thân thiện và thu hút người dùng. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu JavaScript là gì cùng những ứng dụng của ngôn ngữ lập trình này nhé!
JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)
JavaScript là gì?
JavaScript (viết tắt là JS) là 1 trong 3 ngôn ngữ lập trình chính để tạo nên các website bên cạnh HTML và CSS. JavaScript được tích hợp để nhúng vào HTML, giúp trang web trở nên sống động hơn bằng cách tạo ra những hiệu ứng, chức năng, từ đó mang đến trải nghiệm hấp dẫn và thu hút người dùng. Bạn có thể hình dung mối quan hệ giữa 3 ngôn ngữ này như sau:
Khi lập trình một trang web, HTML sẽ giúp bạn xây dựng cấu trúc, nội dung, còn CSS sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, tạo nên giao diện, bố cục, màu sắc, kiểu dáng, phông chữ… cho website đó. Tuy nhiên, lúc này website đang ở trạng thái “tĩnh”, do đó bạn cần sử dụng JavaScript để tạo nên những hiệu ứng như menu xổ xuống, slide ảnh chuyển động, cửa sổ pop up, trình phát video… Điều này giúp trang web trở nên sinh động hơn và tăng tính tương tác cho người dùng.
JavaScript là 1 trong 3 ngôn ngữ lập trình chính để tạo nên các website bên cạnh HTML và CSS (Ảnh: Internet)
Theo một khảo sát từ cộng đồng lập trình viên trên Stack Overflow, hiện nay có đến 92% website sử dụng JavaScript. Bên cạnh việc lập trình web, ngôn ngữ này cũng được cải tiến, mở rộng và nâng cấp để có thể phát triển các ứng dụng mobile, desktop và cả trò chơi điện tử. Vì vậy, JavaScript đã trở thành một công cụ quan trọng mà các lập trình viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo.
Lịch sử phát triển của javascript
JavaScript được kỹ sư máy tính Brendan Eich phát triển vào năm 1995 tại công ty Netscape. Ban đầu ngôn ngữ này có tên Mocha, sau đó đổi thành LiveScript trước khi trở thành JavaScript như hiện nay.
JavaScript được chuẩn hóa bởi tổ chức ECMA International vào năm 1997 và được đặt tên là ECMAScript. Những năm sau đó, các phiên bản cải tiến, cập nhật của ECMAScript lần lượt được ra mắt, mang đến nhiều tính năng mới như hỗ trợ lập trình hàm, lập trình hướng đối tượng, lập trình hướng sự kiện, lập trình hướng mẫu… cùng các cấu trúc dữ liệu và toán tử mới.
Với những tính năng ưu việt cùng sự hỗ trợ từ cộng đồng lập trình viên, JavaScript đã trở thành ngôn ngữ “thống trị”, được sử dụng phổ biến nhất trong suốt 11 năm liên tiếp (theo khảo sát hằng năm của Stack Overflow).
Trải qua nhiều năm phát triển, JavaScript đã trở thành ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay (Ảnh: Internet)
Ưu điểm và hạn chế của JavaScript
Ưu điểm
JavaScript mang trong mình rất nhiều ưu điểm nổi trội, có thể kể đến như:
Được tích hợp trong hầu hết các trình duyệt
Một trong những ưu điểm của JavaScript là được tích hợp sẵn vào các trình duyệt web, khác với những ngôn ngữ khác như Java, Flash… nếu muốn sử dụng phải cài đặt thêm plugin. Điều này cho phép các lập trình viên phát triển, xây dựng các tính năng cho website thuận tiện hơn.
Tính linh hoạt cao
Các lập trình viên có thể tạo nên những website hoàn chỉnh, quản lý từ Front-end đến Back-end, thiết kế các ứng dụng di động và ứng dụng web chỉ với JavaScript. Với tính linh hoạt cao, JavaScript đã giúp rất nhiều công ty giảm tải số lượng ngôn ngữ lập trình được sử dụng, đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống và gia tăng hiệu suất làm việc.
JavaScript có tính linh hoạt cao, có thể được sử dụng để tạo nên các website, ứng dụng di động… (Ảnh: Internet)
Có khả năng tạo ra giao diện phong phú
Các lập trình viên ưa chuộng sử dụng JavaScript bởi ngôn ngữ này có khả năng tạo nên những giao diện phong phú, ấn tượng. JavaScript cho phép bạn thay đổi nội dung, cấu trúc của website theo thời gian thực, có thể giao tiếp với máy chủ và cập nhật mà không cần tải lại toàn bộ trang web. Ngoài ra, ngôn ngữ này còn sở hữu những thư viện mã nguồn, framework đa dạng như ReactJS, Angular… giúp lập trình viên tăng tốc quá trình phát triển.
Cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh
JavaScript là ngôn ngữ lập trình có cộng đồng người dùng đông đảo. Đây là một lợi thế lớn bởi các lập trình viên có thể nhanh chóng nhận được hỗ trợ khi gặp vấn đề, đồng thời dễ dàng kết nối, tìm kiếm thông tin trong quá trình triển khai dự án. Bạn còn có thể tìm thấy những thư viện, công cụ tiện lợi, thú vị được phát triển bởi người dùng để hỗ trợ bản thân khi làm việc.
Dễ học, thân thiện với người mới
JavaScript là ngôn ngữ khá dễ học, dễ hiểu, không có cấu trúc phức tạp và có cộng đồng người dùng lớn mạnh. Điều này giúp những người mới có thể dễ dàng tiếp cận, làm quen và theo học JavaScript hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, JavaScript cũng tồn tại những nhược điểm riêng, có thể kể đến như:
- Dễ bị các hacker, scammer khai thác và có thể được dùng để thực thi, chèn mã độc trên máy tính của người dùng.
- Không có khả năng đa xử lý đa luồng.
- Thiếu sự đồng nhất về giao diện hiển thị giữa các thiết bị chạy JavaScript.
- JavaScript sẽ không hỗ trợ nếu thiết bị không được kết nối mạng.
- Không cho phép Client-side JavaScript đọc và ghi các file nhằm gia tăng tính bảo mật.
Ứng dụng của JavaScript là gì?
Là ngôn ngữ lập trình phổ biến trên thế giới, JavaScript được các lập trình viên sử dụng trong rất nhiều dự án, công việc khác nhau, có thể kể đến:
Phát triển website
JavaScript là một trong những thành phần cốt lõi để xây dựng và phát triển các website. Ngôn ngữ này cho phép bạn tạo nên những hiệu ứng động, hoạt ảnh bắt mắt, giúp người dùng có thể vừa xem vừa trực tiếp tương tác với web, từ đó mang lại những trải nghiệm ấn tượng và thu hút khách hàng.
Các lập trình viên sử dụng JavaScript để tạo nên những hiệu ứng động,
giúp website giàu tính tương tác hơn (Ảnh: Internet)
Phát triển các trò chơi trực tuyến trên web
JavaScript là ngôn ngữ không thể thiếu trong lập trình web game. Sử dụng JavaScript kết hợp cùng những tiện ích, công cụ, ngôn ngữ lập trình khác như HTML, BabylonJS, Phaser hay Panda Engine giúp bạn tạo nên những trò chơi có đồ hoạt đẹp mắt, âm thanh chất lượng và dễ dàng phân phối trên nhiều trình duyệt.
Xây dựng ứng dụng điện thoại
JavaScript cũng là ngôn ngữ được các developer sử dụng để lập trình nên các ứng dụng di động. Với sự trợ giúp của những công cụ, framework như React Native, Ionic, Angular… nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng cho cả hai hệ điều hành Androind và iOS chỉ với một mã nguồn duy nhất.
Ngoài những ứng dụng kể trên, JavaScript còn được dùng để xây dựng biểu đồ cho web, tạo nên các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, web server, ứng dụng máy chủ…
JavaScript còn được sử dụng để viết những ứng dụng di động cho hai hệ điều hành Android và iOS (Ảnh: Internet)
Với những tính năng hỗ trợ tuyệt vời, độ linh hoạt cao và có cộng đồng người dùng lớn mạnh, JavaScript là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã biết được JavaScript là gì cùng những lợi ích, ứng dụng của ngôn ngữ này trong lĩnh vực lập trình. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để biết thêm những kiến thức và tin tức mới nhất trong ngành Công nghệ thông tin bạn nhé.
Nếu muốn biết thêm những kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng để có thể tự tin đi làm và phát triển trong lĩnh vực Công nghệ, bạn hãy liên hệ số tổng đài 1800 255616 hoặc điền đầy đủ thông tin vào form bên dưới để được Học Viện Công Nghệ Thông Tin liên hệ tư vấn khóa học phù hợp ngay.
Ý kiến của bạn