Lớp (Class) và đối tượng (Object) khác nhau như thế nào?

Lớp (class) và đối tượng (object) là hai nền tảng cốt lõi, cơ bản và thiết yếu nhất trong lập trình hướng đối tượng (OOP). Tuy nhiên, với những ai mới “dấn thân” vào lĩnh vực lập trình sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, dẫn đến việc hạn chế khả năng sử dụng tài nguyên và thực thi nhiều tác vụ trên các ngôn ngữ lập trình. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để khám phá chi tiết khái niệm về lớp và đối tượng cũng như so sánh sự khác biệt, mối quan hệ giữa hai thành tố vô cùng quan trọng này.

Lớp Và Đối Tượng Khác Nhau Như Thế Nào

Lớp và đối tượng là hai yếu tố chính tạo nên sức mạnh của lập trình hướng đối tượng (Ảnh: Internet)

Thế nào là lớp? Thế nào là đối tượng?

Lớp (Class) là gì?

Lớp là một cấu trúc cơ bản để tạo ra các đối tượng (object) và hành vi của chúng thông qua thuộc tính (properties) và phương thức (methods). Lớp là một bản thiết kế gốc, từ đó các đối tượng được tạo ra mang theo các đặc tính đã được định nghĩa sẵn.

Một lớp được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau như: thuộc tính, phương thức, các trường, hàm tạo, khối mã, lớp lồng nhau…

Trong những ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng như Java, C#, Dart… thì lớp chính là kiểu dữ liệu mà lập trình viên tự tạo ra.

Ví dụ, khi bạn thiết kế một lớp mang tên “Sinh viên” thì bạn có thể định nghĩa lớp này bằng những đối tượng như: giới tính, tên, khoa, lớp, tuổi, quê quán, chiều cao, cân nặng…

Lớp (Class) là gì

Tương tự, nếu “car” là lớp thì 4 đối tượng được tạo ra có thể là 4 loại xe khác nhau (Ảnh: Internet)

Đối tượng (Object) là gì?

Đối tượng là một thực thể được tạo ra từ lớp và chứa dữ liệu thực tế được định nghĩa trong lớp đó. Mỗi đối tượng đều có các đặc điểm về định danh, trạng thái và hành vi.

Thuộc tính chính là những đặc điểm, thông tin của đối tượng. Ví dụ, con người có những đặc tính như: tay, chân, mắt, mũi, miệng… Hành vi chính là những hoạt động mà đối tượng có thể thực hiện. Ví dụ, con người sẽ thực hiện được những hành động như: đi, đứng, chạy, ăn, nói…

3 bước cơ bản để khởi tạo object trong các ngôn ngữ lập trình là: khai báo đối tượng, khởi tạo đối tượng và khởi tạo giá trị cho đối tượng.

Vì object được tạo ra từ class thông qua quá trình gọi phương thức khởi tạo nên sẽ có cấu trúc và chức năng được xác định sẵn. Vì vậy, giữa lớp và đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ và hoàn toàn không thể tách rời nhau.

Đối tượng (Object) là gì

Nếu class là một khuôn mẫu thì object là những phiên bản thể hiện của khuôn mẫu đó (Ảnh: Internet)

Lớp và đối tượng khác nhau như thế nào?

Dù có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên lớp và đối tượng có những đặc tính khác biệt khá rõ ràng.

Lớp được xem như một khái niệm trừu tượng, đóng vai trò như bản thiết kế hay khuôn mẫu để tạo ra đối tượng. Bên cạnh đó, đối tượng lại là một thực thể cụ thể, chứa các giá trị và hoạt động dựa trên những cấu trúc và hành vi mà lớp đã xác định.

Một lớp có thể được sử dụng để tạo ra nhiều đối tượng khác nhau nhưng một đối tượng sẽ chỉ thuộc về một lớp duy nhất.

Đối tượng được khai báo với từ khóa “new” hoặc tên lớp còn lớp được khai báo với từ khóa “class”. Một lớp chỉ được khai báo một lần trong khi một đối tượng được khai báo nhiều lần, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của lập trình viên.

Lớp và đối tượng có chức năng hoạt động trái ngược nhau

Lớp và đối tượng có chức năng hoạt động trái ngược nhau (Ảnh: Internet)

Mối quan hệ giữa lớp và đối tượng

Lớp và đối tượng không thể tách rời, bởi chức năng giữa chúng tác động qua lại lẫn nhau. Class sẽ không có giá trị thực tiễn nếu không có object, ngược lại, một đối tượng không thể tồn tại nếu không được tạo ra từ lớp.

Tất cả các đối tượng cùng một lớp sẽ có chung phương thức và thuộc tính. Tuy nhiên, giá trị của các thuộc tính có thể khác nhau ở mỗi đối tượng.

Tóm lại, lớp và đối tượng là cơ sở của lập trình hướng đối tượng, giúp nhà phát triển tạo và quản lý mã code một cách có tổ chức, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Mối quan hệ giữa lớp và đối tượng

Class tạo nên object và điều khiển object hoạt động (Ảnh: Internet)

Ứng dụng thực tế của Class và Object

Phát triển phần mềm

Class và object đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệ thống phần mềm phức tạp và đơn giản hóa quy trình bảo trì. Lớp và class giúp các lập trình viên viết mã đơn giản hơn, tăng năng suất làm việc và tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn.

Thiết kế Website

Class và object trong lập trình hướng đối tượng còn được sử dụng để thiết kế các trang web thân thiện với người dùng, dễ sử dụng. Bằng những nguyên tắc hoạt động đơn giản, lập trình viên có thể sử dụng lớp để tạo ra các đối tượng cơ bản của một trang web bán hàng như sản phẩm, danh mục, giỏ hàng…

Phát triển ứng dụng quản lý

Các ứng dụng quản lý như quản lý nhân sự, quản lý nguồn hàng… đều sử dụng lớp và đối tượng để sắp xếp dữ liệu một cách logic, liền mạch và dễ dàng mở rộng chương trình khi số lượng đối tượng tăng lên.

Trò chơi điện tử

Trong lĩnh vực thiết kế và lập trình game, hầu hết các nhân vật, đồ họa, yếu tố đa phương tiện đều được tạo ra từ lớp và đối tượng. Lập trình hướng đối tượng giúp nhà phát triển tạo ra các ứng dụng trò chơi với hiệu ứng hình ảnh, chuyển động, kỹ xảo phức tạp. Bên cạnh đó, lớp và đối tượng còn cung cấp nguyên tắc, kỹ thuật để sáng tạo ra những tựa game dễ dàng sửa đổi và mở rộng.

Trí tuệ nhân tạo

Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, lớp và đối tượng thường được sử dụng để tổ chức dữ liệu và mô hình. Lập trình hướng đối tượng thường được ứng dụng trong các dự án AI và Machine Learning, giúp các lập trình viên tạo ra những hệ thống công nghệ đồ sộ, thích ứng tốt với môi trường.

Class và object trong lập trình hướng đối tượng

Class và object trong lập trình hướng đối tượng là nền tảng phát triển

của nhiều mảng công nghệ hiện đại (Ảnh: Internet)

Lớp và đối tượng là hai yếu tố không thể thiếu trong lập trình hướng đối tượng. Việc hiểu rõ sự khác biệt và mối quan hệ giữa chúng không chỉ giúp lập trình viên tổ chức mã nguồn một cách hiệu quả mà còn mở ra nhiều khả năng sáng tạo trong việc phát triển ứng dụng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để khám phá thêm nhiều thông tin thú vị và giải pháp công nghệ hữu ích trong ngành IT.

Điểm: 4.8 (31 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

Script (hay ngôn ngữ kịch bản), là ngôn ngữ lập trình bậc cao dành cho máy tính, thường được sử…

DotNET (hay .NET) là một nền tảng lập trình mã nguồn mở, được phát triển bởi Microsoft và sử dụng…

C và C++ là hai ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực lập trình, được sử dụng để viết nên…

Interface là một khái niệm quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lập trình hướng đối…

Ngôn ngữ Python với cú pháp rõ ràng, dễ hiểu và khả năng ứng dụng rộng rãi, đã nhanh chóng…

Java là một ngôn ngữ lập trình sử dụng cấu trúc lập trình hướng đối tượng (Object – Oriented Programming…

Ý kiến của bạn