Trong những năm trở lại đây, công nghệ thông tin (CNTT) luôn thuộc top những ngành học hot nhất và có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Ngành học này không những thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mà còn là hướng đi của nhiều người muốn chuyển đổi công việc sang lĩnh vực đầy hứa hẹn này. Tuy nhiên, câu hỏi “Học công nghệ thông tin ra làm gì?” vẫn luôn là nỗi băn khoăn với nhiều người. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá những cơ hội nghề nghiệp phong phú và đa dạng trong ngành IT.
CNTT là một trong những ngành mũi nhọn hiện nay (Ảnh: Internet)
Các nghề nghiệp phổ biến sau khi học CNTT
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và kỹ thuật số như hiện nay, các công ty, doanh nghiệp liên tục tìm kiếm những chuyên gia IT giỏi để xây dựng, vận hành, phát triển và bảo mật cho hệ thống của mình. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến trong ngành CNTT hiện nay.
Kỹ sư hệ thống (Systems Engineer)
Để hệ thống thông tin được vận hành một cách liên tục và ổn định, các doanh nghiệp luôn cần những kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật viên phần cứng máy tính… Vì thế, ngành học này luôn có cơ hội việc làm rộng mở và được nhiều người đam mê IT chọn theo học.
Kỹ sư an ninh mạng (Cybersecurity Engineer)
Trong thế giới công nghệ đang bùng nổ như hiện nay thì vấn đề an ninh mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp thông tin, giả mạo danh tính… Do đó, các doanh nghiệp luôn cần một đội ngũ nhân sự để bảo vệ hệ thống dữ liệu khỏi các mối đe dọa, đồng thời thiết kế và triển khai các biện pháp bảo mật thông tin. Đặc biệt, theo nhiều thống kê cho thấy, nhu cầu tuyển dụng của chuyên ngành an ninh mạng đang cao gấp 3 lần so với những lĩnh vực khác trong ngành CNTT.
An ninh mạng luôn là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất trong ngành CNTT (Ảnh: Internet)
Kỹ sư điện toán đám mây
Với mọi tổ chức, tài nguyên dữ liệu chính là nguồn tài sản quý giá nhất. Một trong những phương pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu tiên tiến nhất mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng là quản trị dữ liệu trên hạ tầng đám mây. Công việc của một kỹ sư điện toán đám mây bao gồm các nhiệm vụ như: Thiết kế và vận hành hệ thống đám mây, quản trị cơ sở hạ tầng, ảo hóa máy tính, khắc phục sự cố…
Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Dữ liệu thô là những dòng số liệu hay ký tự phức tạp, khó hiểu và nhiệm vụ của một chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst) là biến hàng triệu dòng số liệu “khô khan” đó trở thành những thông tin trực quan, có ý nghĩa, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Vai trò của Data Analyst trong một tổ chức là rất quan trọng, bởi kết quả công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của Data Analyst trong doanh nghiệp là rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Lập trình viên (Software Developer/Programmer)
Lập trình viên là những người chịu trách nhiệm viết và duy trì mã nguồn cho các ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mà bạn có thể chọn học như Java, Python, C++… Các lập trình viên có thể làm việc trong các công ty công nghệ lớn, các công ty startup hoặc tự mình phát triển những dự án/sản phẩm riêng.
Quản trị dữ liệu
Học quản trị dữ liệu mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng trong lĩnh vực CNTT như chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ sư dữ liệu… Với vai trò ngày càng quan trọng của dữ liệu trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, quản trị dữ liệu đang trở thành ngành học triển vọng và có tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai.
Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Engineer)
Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm trong một tổ chức là lập trình, thiết kế, phát triển và kiểm thử các ứng dụng phần mềm. Ngành kỹ sư phần mềm là một trong những vị trí chủ chốt của các tập đoàn công nghệ lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình cài đặt, vận hành và bảo trì hệ thống. Đây là một trong những vị trí được săn đón nhất trong ngành IT.
(Ảnh: Internet)
Các lĩnh vực chuyên sâu trong CNTT
Phát Triển Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Và Machine Learning
Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning là hai lĩnh vực rất tiềm năng và đang phát triển nhanh chóng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Những nhân sự làm việc trong lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hệ thống, thiết bị thông minh, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Phát Triển Ứng Dụng Di Động (Mobile App Development)
Phát triển ứng dụng di động là lĩnh vực thiết kế, xây dựng và quản lý ứng dụng di động chạy trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Với sự gia tăng nhanh chóng của người dùng smartphone, ngành lập trình mobile đang đứng trước những thời cơ phát triển lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cạnh tranh.
Phát triển ứng dụng di động thuộc top những ngành học hấp dẫn nhất trong lĩnh vực công nghệ (Ảnh: Internet)
Phát Triển Game (Game Development)
Game Development là những nhân sự tham gia vào việc lập trình, phát triển các trò chơi điện tử, tạo hình nhân vật 2D, 3D… Hiện tại, ngành công nghiệp phát triển game đang phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu giải trí của con người ngày càng nâng cao.
Quản Lý Dự Án CNTT (IT Project Management)
Quản lý dự án CNTT là người lập kế hoạch, thiết kế, triển khai và giám sát các dự án công nghệ thông tin. Người học có thể nhận các job freelance hoặc làm việc trong các công ty cung cấp các dự án và giải pháp về CNTT.
Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai Ngành CNTT
Nhu cầu thị trường và triển vọng nghề nghiệp
Đóng vai trò là lĩnh vực trung tâm của sự tiến bộ và đổi mới xã hội, ngành CNTT đang có những thay đổi và tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, nhóm nhân sự thuộc những lĩnh vực như phát triển phần mềm, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo… vẫn sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp săn đón trong tương lai.
Ngành CNTT đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh: Internet)
Các kỹ năng và chứng chỉ quan trọng để phát triển trong ngành
Để thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc về hệ thống máy tính, kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu… thì các kỹ năng mềm và chứng chỉ cũng đóng vai trò rất quan trọng để bạn tìm được một công việc ổn định và nâng cao cơ hội thăng tiến.
Các chứng chỉ như L1, L3, CISSP, AWS Certified, PMP… không chỉ khẳng định năng lực của bạn mà còn là nền tảng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Các nguồn tài nguyên và cơ hội học hỏi
Ngành công nghệ thông tin luôn không ngừng phát triển, đòi hỏi người làm nghề phải liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức. Bạn có thể bắt đầu tự học CNTT với các khóa học online và tài liệu miễn phí trên các diễn đàn như Google Developers, Microsoft Learn… Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia cộng đồng lập trình viên trên các nền tảng mạng xã hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm sự giúp đỡ về lĩnh vực này.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham gia những khóa học ngắn hạn để rút ngắn thời gian trở thành một nhân sự trong ngành IT thì những khóa học CNTT tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu là một sự lựa chọn phù hợp.
Theo đó, bạn có thể đăng ký các khóa học tại học viện như: Quản trị vận hành hệ thống, Data Analyst, An ninh mạng, Data System, Data Visualization, Quản trị vận hành Microsoft Azure, Quản trị hệ thống Linux… Với chương trình học tân tiến, bám sát thực tiễn, các khóa học tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức và tư duy người làm nghề, đảm bảo giúp học viên ứng dụng hiệu quả vào công việc thực tế.
Lớp học Data Analyst tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực IT tiếp tục tăng cao. Vì thế, chọn học ngành CNTT là một hướng đi đúng đắn cho những ai muốn tìm kiếm một sự nghiệp bền vững và phát triển lâu dài. Hy vọng, bài viết trên đã giải đáp được những lo lắng của các bạn về vấn đề “Học công nghệ thông tin ra làm nghề gì?”. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ý kiến của bạn