Việc khai thác, phân tích và xử lý số liệu một cách hiệu quả mang lại những lợi ích cạnh tranh đáng kể trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là một trong những lý do khiến vai trò của Data Analyst trở nên rất quan trọng trong mọi tổ chức. Vậy Data Analyst là gì? Lộ trình trở thành Data Analyst ra sao? Bài viết sau đây, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một Data Analyst và những kỹ năng nền tảng để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu.
Data Analyst đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Data Analyst là gì?
Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu) là những nhân sự chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để báo cáo thực trạng của một vấn đề nhất định, nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Công việc của một Data Analyst không chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu và đưa ra giải pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, tài chính, bất động sản… mà còn là những người chịu trách nhiệm trực quan hóa và trình bày dữ liệu một cách dễ hiểu và thuyết phục.
Data Analyst là những người chịu trách nhiệm làm việc với một lượng lớn dữ liệu mà doanh nghiệp thu thập được (Ảnh: Internet)
Công việc của một Data Analyst bao gồm những hạng mục nào?
Thu thập dữ liệu
Nhiệm vụ đầu tiên của một Data Analyst là thu thập đúng nguồn dữ liệu của vấn đề đang nghiên cứu qua các mẫu dữ liệu, phiếu khảo sát khách hàng, nguồn dữ liệu trên internet… Việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích cuối cùng.
Xử lý số liệu
Hoàn tất công đoạn thu thập dữ liệu tức là chỉ đang thu được nguồn dữ liệu thô, vì thế cần có một quy trình chọn lọc, loại bỏ để đảm bảo dữ liệu thu được là dữ liệu chuẩn. Xử lý dữ liệu cẩn thận giúp Data Analyst biến đổi dữ liệu thô thành dữ liệu có chất lượng, đảm bảo kết quả phân tích có tính chuẩn xác và đáng tin cậy.
Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là công đoạn trung tâm trong quy trình làm việc của một Data Analyst, nơi dữ liệu được chuyển hóa thành những thông tin có giá trị. Trong bước này, Data Analyst sử dụng các công cụ phân tích như SQL, Python, Machine Learning… để thực hiện các phép phân tích, thống kê, khai thác dữ liệu. Mục tiêu là để rút ra các kết luận chính xác và có giá trị từ dữ liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các vấn đề, cơ hội hoặc thách thức mà mình đang đối mặt.
Phân tích dữ liệu là quy trình chuyển đổi dữ liệu thô thành những thông tin ý nghĩa, hữu ích (Ảnh: Internet)
Trực quan hóa dữ liệu
Quy trình trực quan hóa dữ liệu là bước quan trọng tiếp theo, các Data Analyst sẽ sử dụng các công cụ như Excel, Power BI, Tableau… để chuyển đổi hàng triệu dòng dữ liệu khô khan thành các dạng thức hình ảnh, biểu đồ, đồ thị dễ hiểu. Mục đích của trực quan hóa dữ liệu không những giúp việc truyền đạt dữ liệu trở nên đơn giản và sinh động hơn mà còn giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trực quan hóa dữ liệu là bước diễn giải dữ liệu thành các dạng bảng biểu trực quan và sinh động (Ảnh: Internet)
Trình bày kết quả
Data Analyst sau khi hoàn thành xong công việc phân tích dữ liệu sẽ có trách nhiệm báo cáo và giải thích kết quả thực hiện cho doanh nghiệp. Không những thế, Data Analyst cũng có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, khuyến nghị và tầm nhìn của mình dựa trên các kết quả đã phân tích.
Những kỹ năng cần có của Data Analyst
- Kỹ năng thống kê: Một Data Analyst cần nắm vững kiến thức về xác suất, thống kê, kiểm định giả thuyết… để rút ra các kết luận chính xác dựa trên dữ liệu.
- Kỹ năng lập trình: Đây là kỹ năng then chốt trong quá trình phân tích dữ liệu. Trong đó Python là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất với nhiều tính năng mạnh mẽ cùng tốc độ xử lý số liệu nhanh chóng. Thành thạo ngôn ngữ lập trình không những giúp các Data Analyst tối ưu hóa quá trình phân tích dữ liệu mà còn thực hiện được nhiều tác vụ phức tạp khác.
- Kỹ năng xử lý số liệu: Theo các chuyên gia, kỹ năng chắt lọc và “làm sạch” dữ liệu thô quyết định đến 80% kết quả phân tích, vì thế đây là một trong những bước chuyển đổi quan trọng mà mỗi Data Analyst cần nắm vững.
- Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu: Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu là yếu tố quan trọng để Data Analyst trình bày kết quả phân tích của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu, giúp truyền đạt thông điệp một cách trực quan và thuyết phục.
- Kỹ năng giao tiếp: Trình bày thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu cũng là một kỹ năng quan trọng mà Data Analyst cần trang bị để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
Học Data Analyst ở đâu?
Data Analyst là một trong những ngành học xu thế vì nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích dữ liệu trên thị trường lao động còn đang hạn chế. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm nghề có đào tạo chương trình Data Analyst, giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc để trở thành một nhân sự trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Theo đó, để rút ngắn thời gian trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu, bạn có thể tham khảo khóa học Data Analyst ngắn hạn tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu. Với chương trình đào tạo tiên tiến, bám sát thực tiễn cùng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia IT giàu kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp học viên hoàn thiện đầy đủ năng lực chuyên môn để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu.
Lớp học Data Analyst tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu
Không thể phủ nhận rằng vai trò của Data Analyst trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay là rất quan trọng. Chuyên gia phân tích dữ liệu không chỉ là người thực hiện các nhiệm vụ với dữ liệu mà còn góp phần xây dựng nên những giải pháp mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Data Analyst là gì và những kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ý kiến của bạn