Máy tính bàn hay PC được xem là một thiết bị không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như học tập, làm việc, chơi game, lập trình… Tuy nhiên, để đảm bảo máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả, quy trình lắp đặt và cách lựa chọn linh kiện lắp ráp máy tính phù hợp là vô cùng quan trọng. Theo dõi bài viết, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách lắp đặt linh kiện máy tính đúng chuẩn nhất, đảm bảo bạn sẽ thành công ngay từ lần thực hiện đầu tiên.
Những linh kiện cần thiết để tự lắp đặt máy tính (Ảnh: Internet)
Xác định nhu cầu sử dụng để lựa chọn linh kiện lắp ráp máy tính phù hợp
Có rất nhiều cách để lắp đặt một bộ cấu hình máy tính nhưng mục tiêu cuối cùng là vẫn phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng. Vì thế, trước khi chọn mua linh kiện, bạn cần xác định rõ ràng mục đích sử dụng và khả năng tài chính để có thể chọn linh kiện lắp ráp máy tính phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân của mình. Một số nhu cầu phổ biến cần sử dụng PC bao gồm:
- Phục vụ học tập và làm việc văn phòng: Cần sử dụng các ứng dụng, phần mềm phục vụ quá trình làm việc, duyệt web, xem phim, nghe nhạc, học tập trực tuyến.
- Chơi game: Chạy các tựa game hiện đại với đồ họa cao và yêu cầu hiệu suất tốt.
- Thiết kế đồ họa: Chỉnh sửa ảnh, video, thiết kế 3D và các ứng dụng, phần mềm liên quan đến đồ họa.
- Lập trình: Sử dụng các ứng dụng phát triển phần mềm, ngôn ngữ lập trình…
>> Kiến thức liên quan: Các bước lắp ráp máy tính
Cách lựa chọn linh kiện để lắp ráp máy tính đầy đủ, chuẩn xác nhất
CPU
CPU (Bộ xử lý trung tâm) chính là “bộ não” của máy tính, là linh kiện quan trọng nhất để quyết định sức mạnh của toàn bộ cấu hình máy tính. Lựa chọn CPU phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của hệ thống máy tính. Hiện nay, có hai nhà sản xuất CPU chính là Intel và AMD. Đối với Intel sẽ có giá thành rẻ hơn AMD, chất lượng cũng khá ổn định nhưng lợi thế của AMD là hiệu năng vượt trội và dễ dàng nâng cấp lên CPU cao hơn.
Với nhu cầu cơ bản như phục vụ việc học tập cho đối tượng học sinh, sinh viên hay các nhu cầu làm việc văn phòng thì dòng Intel Pentium, Celeron, Core i5 trở lại là phù hợp. Còn với mục đích sử dụng nâng cao hơn như gaming, lập trình, xử lý đồ họa thì dòng Intel thế hệ 10 trở lên hay AMD Ryzen 9 5900X, AMD Ryzen 7 5800X… là những lựa chọn hoàn hảo.
CPU là bộ phận cần xem xét đầu tiên trong quy trình lựa chọn linh kiện lắp ráp máy tính (Ảnh: Internet)
Mainboard
Mainboard hay bo mạch chủ có chức năng kết nối các bộ phận của máy tính lại với nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại CPU đã chọn mà bạn lựa chọn mainboard phù hợp. Bạn có thể tham khảo một vài dòng mainboard tầm trung như: Mainboard Gigabyte B560M GAMING HD, Mainboard Gigabyte Z590 UD, Mainboard Gigabyte B660M GAMING DDR4… Và một số dòng mainboard cao cấp như: Mainboard Gigabyte Z590 AORUS XTREME, Mainboard Gigabyte X299X AORUS XTREME, Mainboard Gigabyte Z690 AORUS XTREME…
Ngoài ra, kích thước của bo mạch chủ cũng cần đáng được quan tâm. Nếu bạn có nhu cầu lưu trữ dữ liệu cao, bộ tản nhiệt lớn… thì các kích thước bo mạch chủ như ATX, E-ATX và XL-ATX sẽ phù hợp, còn để sử dụng cho những nhu cầu cơ bản thì bạn có thể lựa chọn Micro-ATX hoặc Mini-ITX.
Mainboard là nơi kết nối mọi phần cứng của PC (Ảnh: Internet)
Ổ cứng
NVMe là dòng ổ cứng thịnh hành ở thời điểm hiện tại với khả năng lưu trữ dữ liệu cao và tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh vượt trội. Bạn có thể tham khảo một vài dòng ở cứng thông dụng hiện nay như: HDD Seagate Barracuda 1TB 3.5 inch 7200RPM, SSD Gigabyte 256GB M.2 2280, SSD ADATA PCIE S40G RGB 512GB…
Ổ cứng là thiết bị quan trọng dùng để lưu trữ dữ liệu của máy tính (Ảnh: Internet)
Bộ nhớ RAM
RAM là bộ nhớ trong của máy tính, giúp máy tính chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Hiện nay, RAM DDR4 là phổ biến nhất. Đối với nhu cầu cơ bản, mức RAM 8GB là đủ, 16GB cho chơi game hoặc 32GB cho thiết kế đồ họa, lập trình web.
Bộ nhớ RAM là một trong những thành phần không thể thiếu khi lắp đặt máy tính (Ảnh: Internet)
Card đồ họa
Card đồ họa là thành phần quan trọng cho mọi PC, giúp điều chỉnh chất lượng hình ảnh đạt được độ sắc nét cao. Hiện nay, có hai loại card đồ họa được sử dụng nhiều nhất là card rời và card tích hợp.
Card đồ họa có nhiệm vụ xử lý hình ảnh để chất lượng hiển thị được tối ưu nhất (Ảnh: Internet)
Bộ nguồn PC
Bộ nguồn (PSU) là thành phần quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định và an toàn cho hệ thống máy tính. Bạn nên lựa chọn bộ nguồn có dung lượng nhiều hơn 20% so với mức công suất thực tế để tránh trường hợp xảy ra lỗi và dự phòng khi cần nâng cấp linh kiện.
Bộ nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của PC hoạt động (Ảnh: Internet)
Bộ tản nhiệt CPU
Việc lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy tính. Bộ tản nhiệt giúp làm mát CPU và các linh kiện quan trọng khác, ngăn ngừa hiện tượng quá nhiệt, từ đó duy trì hiệu năng ổn định cho hệ thống. Có hai loại tản nhiệt chính là tản nhiệt khí và tản nhiệt nước. Một số loại linh kiện tản nhiệt khí thường được dùng như: Fan Cougar Vortex FR120 Led, Fan XIGMATEK X22F – RGB FIXED, ID COOLING SE-214-XT ARGB WHITE… Còn với linh kiện tản nhiệt nước thích hợp với những cấu hình được hỗ trợ để phát huy hiệu quả khi sử dụng.
Bộ tản nhiệt CPU giải quyết lượng nhiệt phát sinh và làm mát các thiết bị phần cứng (Ảnh: Internet)
Vỏ máy tính
Vỏ máy tính quyết định lớn đến yếu tố thẩm mỹ của hệ thống PC. Hiện nay, có một số bộ vỏ máy tính có ngoại hình đẹp và giá cả ổn định mà bạn có thể tham khảo như: SAMA JAX 10, SAMA DARK SHADOW, Sama Apolo…
Bạn có thể lựa chọn vỏ máy tính có thiết kế phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của mình (Ảnh: Internet)
Việc chọn linh kiện lắp ráp máy tính đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và hiểu biết về công dụng cũng như độ tương thích giữa các thiết bị. Hy vọng với hướng dẫn mua linh kiện lắp ráp máy tính mà congnghethongtinaau.com đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc lắp ráp linh kiện máy tính. Để bổ sung thêm kiến thức về máy tính và hệ thống bạn có thể tham khảo khóa học quản trị hệ thống mạng bằng cách liên hệ trực tiếp tổng đài 1800 255616 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được đội ngũ nhân viên của Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Ý kiến của bạn