Các thuật ngữ trong ngành Công Nghệ Thông Tin mà dân IT cần biết?

Đặc thù ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là có rất nhiều khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành, đòi hỏi người học cần hiểu biết và trau dồi thường xuyên để bắt kịp xu hướng phát triển của ngành. Trong bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giải mã các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin cơ bản mà dân IT cần nắm vững để có thể tự tin hơn trong môi trường học tập và làm việc.

các thuật ngữ lĩnh vực CNTT

Tìm hiểu rõ các thuật ngữ là bước quan trọng để bạn “chạm tay” vào lĩnh vực CNTT (Ảnh: Internet)

Tại sao cần hiểu biết rõ các thuật ngữ và tiếng anh chuyên ngành?

Hiểu biết rõ các thuật ngữ và tiếng Anh chuyên ngành CNTT là yếu tố thiết yếu đối với dân IT, giúp họ nắm bắt kiến thức chuyên môn, tăng cường khả năng giao tiếp và hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc.

Hơn nữa, đối với ngành CNTT, đa số tài liệu, công cụ và ngôn ngữ lập trình đều sử dụng tiếng Anh. Vì thế, việc hiểu rõ các thuật ngữ tiếng Anh giúp dân ngành IT dễ dàng làm việc và tiếp xúc với các xu hướng công nghệ mới, từ đó có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Top 10 thuật ngữ chuyên ngành CNTT được sử dụng nhiều

Phần cứng (Hardware)

Phần cứng gồm các bộ phận vật lý của một mạng máy tính, là tập hợp các bộ phận hữu hình như CPU, RAM, ổ cứng, bo mạch chủ, chuột, bàn phím, màn hình… Các bộ phận phần cứng có chức năng lưu trữ dữ liệu và quyết định hiệu suất làm việc của ứng dụng phần mềm.

Phần Cứng (Hardware)

Phần cứng là cơ sở để phần mềm máy tính hoạt động (Ảnh: Internet)

Phần mềm (Software)

Phần mềm là tập hợp các chương trình, câu lệnh được thiết kế bằng các ngôn ngữ lập trình và được sắp xếp theo trình tự nhất định để thực hiện các nhiệm vụ trên máy tính. Software bao gồm hệ điều hành, các ứng dụng, trò chơi…

Phần mềm hoạt động như một cầu nối giữa máy tính và người dùng, cho phép người dùng thực hiện các tác vụ như truy cập internet, xử lý văn bản, số liệu, lướt web, chơi game…

Phần Mềm (Software)

Phần mềm giúp người dùng thực hiện đa dạng các tác vụ trên máy tính (Ảnh: Internet)

Mạng máy tính (Network)

Mạng máy tính là hệ thống kết hợp nhiều máy tính lại với nhau để chia sẻ tài nguyên và dữ liệu thông qua các thiết bị kết nối mạng. Các máy tính trong cùng một hệ thống mạng có thể kết nối với nhau bằng cáp mạng hoặc kết nối không dây, cho phép người dùng thực hiện nhanh chóng các tác vụ như truy cập web, chia sẻ tệp tin, xem phim, nghe nhạc…

Cơ sở dữ liệu (Database)

Cơ sở dữ liệu là thuật ngữ quan trọng trong ngành CNTT, là bộ sưu tập dữ liệu được tổ chức một cách có hệ thống và được lưu trữ dưới dạng điện tử. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay là MySQL, Oracle, Microsoft SQL Server, Microsoft Access…

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Thuật ngữ điện toán đám mây là mô hình cung cấp các dịch vụ lưu trữ và tính toán thông qua internet, cho phép người dùng xử lý và phân tích một khối lượng dữ liệu khổng lồ mà không cần đầu tư quá nhiều vào tài nguyên phần cứng.

Một số dịch vụ điện toán đám mây hiện đại, được nhiều doanh nghiệp sử dụng để mở rộng quy mô xử lý số liệu là Microsoft Azure, AWS, Google Cloud Platform…

Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)

Dịch vụ điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trên toàn cầu (Ảnh: Internet)

Mã hóa (Encryption)

Mã hóa là thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực An ninh mạng, ngành CNTT. Mã hóa là quá trình biến đổi dữ liệu thành các ký tự đặc biệt để ngăn chặn các truy cập trái phép nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Ngôn ngữ lập trình (Program Language)

Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ngôn ngữ, cú pháp dùng để viết các chương trình phần mềm và thực hiện các thuật toán. Các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế các ứng dụng, phần mềm hoặc xây dựng các trang web. Một số ngôn ngữ lập trình được đánh giá là có nhiều tính năng mạnh mẽ và mang lại hiệu suất cao nhất hiện nay là Python, C++, Java, Javascript…

Ngôn Ngữ Lập Trình (Program Language)

Ngôn ngữ lập trình là nền tảng cốt lõi để xây dựng và phát triển các ứng dụng phần mềm (Ảnh: Internet)

Học máy (Machine Learning)

Machine Learning là một thuật ngữ phổ biến và ngày càng được chú trọng trong ngành CNTT bên cạnh trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính. Học máy liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng thuật toán cho các hệ thống máy tính “tự học” từ dữ liệu để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Các thuật toán học máy đang được ứng dụng rộng rãi trong những mô hình tự động hóa và phân tích dữ liệu lớn (big data).

Internet vạn vật (loT – Internet of Things)

Thuật ngữ Internet vạn vật – loT là một mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối với nhau qua internet, cho phép chúng thu thập, trao đổi dữ liệu và thực hiện các tác vụ tự động.

loT có thể bao gồm tất cả các thiết bị không hỗ trợ internet truyền thống, được gắn cảm biến để có thể giao tiếp và tương tác với nhau qua internet, mở ra tiềm năng to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tối ưu hóa hiệu suất làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Internet Vạn Vật (loT – Internet of Things)

loT hiểu đơn giản là công nghệ dùng internet để kết nối mọi đồ vật và thiết bị với nhau (Ảnh: Internet)

Bảo mật (Security)

Bảo mật trong CNTT là quá trình bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công và truy cập trái phép. Các biện pháp bảo mật thông dụng hiện nay có thể kể đến là tường lửa, mã hóa, quản lý quyền truy cập, các phần mềm quét virus…

Dù bạn là người mới bước chân vào ngành hay đã có nhiều năm kinh nghiệm thì việc liên tục cập nhật và trau dồi vốn từ vựng chuyên ngành CNTT luôn là điều quan trọng và bổ ích. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn nắm vững khái niệm những thuật ngữ CNTT, từ đó có thể ứng dụng hiệu quả trong môi trường học tập và làm việc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Điểm: 4.9 (30 bình chọn)

Tác giả: Hồng Thịnh

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đa dạng về các giải pháp công nghệ, quản lý hệ thống, phát triển phần mềm. Từng tham gia vào nhiều dự án quan trọng, triển khai hạ tầng công nghệ đến phát triển các ứng dụng phức tạp, hi vọng rằng những kiến thức mà Hồng Thịnh chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm thông tin và giải pháp trong lĩnh vực IT đầy tiềm năng này.

Bài viết liên quan

Các loại ngôn ngữ lập trình đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho sự đổi mới và phát…

Developer là vị trí quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, góp phần không nhỏ trong việc tạo…

Coder hay lập trình viên, là đội ngũ nhân sự IT thực hiện nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ lập…

Trong ngành Công nghệ thông tin, bên cạnh những công việc phổ biến như lập trình viên, nhà phát triển…

Constructor (hàm tạo) là một phương thức đặc biệt trong lập trình hướng đối tượng (OOP), được sử dụng để…

Terminal là một ứng dụng cho phép người dùng giao tiếp trực tiếp với hệ điều hành thông qua giao…

Ý kiến của bạn