Coder là gì? Coder là làm gì? Lương bao nhiêu?

Giữ vị trí then chốt trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT), coder chính là đội ngũ đảm nhận vai trò xây dựng và phát triển các ứng dụng, hệ thống phần mềm. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện đại, coder được xem là nghề hot và có khả năng “hái ra tiền” top đầu trong ngành CNTT. Vậy coder là gì? Những tố chất nào tạo nên một coder chính hiệu? Thông qua bài viết dưới đây, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn tìm hiểu chuyên sâu về chân dung của một coder chuyên nghiệp.

Coder thuộc nhóm nghề “hot” trong ngành CNTT

Coder thuộc nhóm nghề “hot” trong ngành CNTT, ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn (Ảnh: Internet)

Coder là gì?

Coder hay lập trình viên, là đội ngũ nhân sự IT thực hiện nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết mã nhằm khởi tạo và triển khai các ứng dụng, website, phần mềm…

Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến được coder sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như Python, Java, C++, HTML, CSS, JavaScript… Sự khác biệt lớn nhất của các coder nằm ở số lượng ngôn ngữ lập trình mà bản thân họ có thể sử dụng thành thạo, đây cũng chính là căn cứ để đánh giá kinh nghiệm và năng lực của coder trong công việc.

Coder là làm gì?

Phát triển web

Trong lĩnh vực phát triển web, coder chịu trách nhiệm xây dựng các website và ứng dụng từ mảng thiết kế giao diện người dùng (front-end) đến quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống phía sau (back-end). Họ thường được gọi bằng nhà phát triển web, làm việc thường xuyên với những ngôn ngữ lập trình chuyên biệt như C#, HTML, CSS, JavaScript, PHP, NodeJs, cùng các framework như ReactJs và Bootstrap.

Coder là làm gì

Công việc của coder trong lập trình web là lập trình nên website hoàn chỉnh

và quản trị dữ liệu website (Ảnh: Internet)

Phát triển ứng dụng di động

Coder làm việc trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động chuyên tạo ra các ứng dụng phần mềm dành riêng cho mobile hoặc máy tính bảng. Họ cần thành thạo những ngôn ngữ lập trình như Java dành cho hệ điều hành Android và Swift dành cho iOS, cùng với những framework thiết kế giao diện ứng dụng hàng đầu trong ngành như React Native và Flutter.

Phát triển ứng dụng di động

Mobile application developer sáng tạo nên những ứng dụng phần mềm tân tiến

và hiện đại nhằm tăng tiện ích cho ứng dụng di động (Ảnh: Internet)

Phát triển game

Nhiệm vụ của coder trong công việc phát triển các ứng dụng game không chỉ dừng lại ở khả năng lập trình mà còn đòi hỏi khả năng sáng tạo để phối hợp các yếu tố như nhân vật, chuyển động, đồ họa, âm thanh… Coder thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C#, C++, Java và các công cụ hỗ trợ nổi bật như Unity, Unreal Engine…

An ninh mạng

Coder trong lĩnh vực an ninh mạng tập trung vào việc xây dựng các phần mềm, hệ thống bảo mật để bảo vệ dữ liệu của hệ thống trước những nguy cơ bị xâm nhập và đánh cắp thông tin.

Trí tuệ nhân tạo

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang đứng trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ, bằng việc áp dụng kiến thức và kỹ năng lập trình, coder có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ứng dụng với trí tuệ nhân tạo.

Những tố chất cần thiết để trở thành một Coder chuyên nghiệp?

Kỹ năng cứng

Công việc của một coder không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn để hoàn thành công việc và thích ứng với môi trường công nghệ đang không ngừng thay đổi. Trong số đó, bạn cần phải hiểu biết rõ về những nội dung sau:

  • Ngôn ngữ lập trình: Có kiến thức vững chắc về ít nhất một ngôn ngữ lập trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi coder bởi đây là nền tảng cốt lõi để họ xây dựng nên những ứng dụng, phần mềm.
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Hiểu rõ bản chất của các cấu trúc dữ liệu và thuật toán là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để theo đuổi nghề coder. Đây cũng là kiến thức cơ sở để sử dụng được những ngôn ngữ lập trình.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu: Hiểu biết về SQL, NoSQL và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MongoDB, MySQL là điều cần thiết cho coder trong việc phát triển web và ứng dụng.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ phát triển: Những framework phổ biến như React Native, Flutter, ReactJs, Bootstrap… là những nền tảng quan trọng để coder thiết kế và sáng tạo nên sản phẩm công nghệ hiện đại.

Mức lương của coder được chi trả dựa vào năng lực

Mức lương của coder được chi trả dựa vào năng lực làm việc và kỹ năng chuyên môn của từng nhân sự (Ảnh: Internet)

Kỹ năng mềm

Bên cạnh những yếu tố quan trọng như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì quá trình rèn luyện và trau dồi thêm kỹ năng mềm sẽ giúp coder thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Một số kỹ năng mềm quan trọng có thể kể đến như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bao gồm những quy tắc, cách ứng xử, đối đáp, truyền đạt thông tin… giúp coder dễ phối hợp khi làm việc nhóm và thuyết phục người nghe tốt hơn.
  • Khả năng tự học: Kiến thức trong ngành lập trình vô cùng rộng lớn và không ngừng cập nhật những công nghệ mới, đòi hỏi người học cần tự cập nhật thêm những kiến thức mới để nâng cấp bản thân, tạo tiền đề tiến xa trong ngành.
  • Tính kiên nhẫn và cẩn thận: Việc phát triển phần mềm đòi hỏi coder phải thử nghiệm, kiểm tra và sửa lỗi liên tục, vì vậy tính kiên nhẫn và cẩn thận là yếu tố rất quan trọng.

Tiếng anh

Hầu như mọi phần mềm, ứng dụng công nghệ đều dùng ngôn ngữ tiếng Anh để hiển thị và vận hành. Do đó khả năng về ngoại ngữ cũng là yếu tố tiên quyết để hỗ trợ cho công việc học tập, nghiên cứu và làm việc trong ngành lập trình.

Lương của nghề Coder hiện nay bao nhiêu?

Như những ngành CNTT khác, lương của nghề coder cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, chức vụ, địa điểm làm việc, quy mô công ty. Mức lương trung bình của một coder mới ra trường thường dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng.

Với kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng khả năng sử dụng đa dạng ngôn ngữ lập trình mức lương của coder có thể tăng lên đến 30 – 50 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập của nghề code tương đối hấp dẫn

Mức thu nhập của nghề code tương đối hấp dẫn hơn các ngành khác trong lĩnh vực CNTT (Ảnh: Internet)

Dự đoán tương lai của nghề Coder

Theo dự báo của nhiều chuyên gia về thị trường lao động thì Việt Nam sẽ còn thiếu hơn 1 triệu nhân lực để đáp ứng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành lập trình. Với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain… đã tạo ra vô vàn việc làm và cơ hội mới cho coder.

Cùng với xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện đại, triển vọng nghề nghiệp của nhân sự coder hiện nay chỉ đang đứng sau các chuyên gia về khoa học dữ liệu. Mức lương trung bình của coder cũng cạnh tranh hơn so với những lĩnh vực khác trong ngành CNTT, với khoảng thu nhập có thể lên đến 1.000 USD.

Dự đoán tương lai của nghề Coder

Nghề coder phát triển song song với sự bùng nổ của AI, Machine Learning, Blockchain… (Ảnh: Internet)

Coder giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong sự phát triển của công nghệ hiện đại. Vị trí coder được nhiều người đam mê công nghệ lựa chọn theo học vì có tính chất công việc khá thú vị và mang lại mức lương ổn định. Hy vọng bài viết trên sẽ là câu trả lời đầy đủ để giúp bạn hiểu rõ coder là gì cũng như có được nhiều thông tin thực sự hữu ích trên con đường chinh phục nghề lập trình viên. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành CNTT bạn nhé!

Điểm: 4.9 (43 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

Constructor (hàm tạo) là một phương thức đặc biệt trong lập trình hướng đối tượng (OOP), được sử dụng để…

Terminal là một ứng dụng cho phép người dùng giao tiếp trực tiếp với hệ điều hành thông qua giao…

Lập trình hướng đối tượng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin,…

Code là tập hợp các dòng lệnh được lập trình viên viết ra bằng cách sử dụng các ngôn ngữ…

Mail Server/ Email Server hay còn được gọi là máy chủ thư điện tử, là một hệ thống máy tính…

Truyền tải dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn qua internet là điều vô cùng quan trọng. Để…

Ý kiến của bạn