Bug Là Gì? Quy Trình Xử Lý Và Cách Phòng Tránh Bug Hiệu Quả

Trong quá trình phát triển phần mềm, chắc hẳn bug là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với lập trình viên và đội ngũ kiểm thử. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau mà bug xuất hiện và làm gián đoạn quy trình vận hành chương trình, gây nhiều phiền toái cho lập trình viên hoặc tồi tệ hơn là tạo ra những tổn thất tài chính cho doanh nghiệp. Vậy bạn đã tìm hiểu rõ thuật ngữ bug là gì chưa? Nếu chưa, mời bạn cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu khám phá khái niệm, nguyên nhân, quy trình fix bug code và cách phòng tránh hữu ích, hiệu quả nhất hiện nay.

Bug là lỗi phát sinh thường gặp

Bug là lỗi phát sinh thường gặp trong quy trình phát triển phần mềm (Ảnh: Internet)

Bug là gì?

Bug là thuật ngữ được gọi chung cho những lỗi phần mềm sinh ra trong quá trình lập trình viên viết code. Những lỗi này khiến chương trình bị gián đoạn hoặc hoạt động không đúng theo ý đồ ban đầu của nhà phát triển. Những biểu hiện phổ biến khi mã code bị lỗi bug như chương trình chạy sai, máy treo đột ngột hoặc kết quả chương trình không đúng mong đợi.

Bug là gì

“Bug” là khái niệm chung để mô tả bất kỳ vấn đề nào gặp phải trong chương trình (Ảnh: Internet)

Tester là người chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và tìm cách khắc phục triệt để bug trước khi đưa sản phẩm đến người dùng. Quy trình sửa lỗi này được gọi là fix bug, là một bước kiểm tra chất lượng sản phẩm quan trọng để tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tại sao Bug lại xuất hiện?

Yếu tố con người

Kỹ năng lập trình chưa vững vàng, cú pháp sai, thiếu tính logic trong các dòng code của lập trình viên sẽ gây nên sai sót ngoài ý muốn, là một trong những lỗi thường gặp gây ra bug.

Bỏ qua kiểm thử

Việc không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình kiểm thử hoặc bỏ qua kiểm thử ở một số giai đoạn sẽ khiến bug vẫn còn tồn tại và gây lỗi cho phần mềm khi phát hành đến người dùng.

Build Version không đồng nhất

Khi một function tạo ra và được sao lưu thành nhiều bản nhưng lại không đồng nhất về mặt cấu trúc và chức năng, khiến bug xuất hiện, sẽ rất khó để lập trình viên xử lý và khắc phục.

Logic Design không thiết thực

Designer thiết kế giao diện quá phức tạp hoặc không được định nghĩa rõ ràng về tính năng, hiệu ứng, giao diện… dẫn đến quy trình code thực hiện sai kỹ thuật, dễ phát sinh nhiều lỗ hổng khiến các bug tiềm ẩn xuất hiện.

Yếu tố thời gian

Quy trình phát triển phần mềm đòi hỏi khoảng thời gian dài để đáp ứng nghiêm ngặt các bước học lập trình cơ bản, thiết kế và kiểm thử. Tuy nhiên nếu deadline hoàn thiện quá gấp sẽ khiến lập trình viên căng thẳng, không tối ưu được những dòng code, từ đó dễ dẫn đến sai sót trong sản phẩm.

Bug có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bug có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm (Ảnh: Internet)

Tác hại của Bug

Đầu tiên, bug khiến phần mềm hoạt động không như mong đợi, làm giảm trải nghiệm người dùng, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bug gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến tiến trình làm việc của developer. Việc phát hiện và sửa lỗi bug, đặc biệt là sau khi phần mềm đã được triển khai sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và kinh phí thực hiện. Trong một số trường hợp, các lỗi bug có thể làm mất hoàn toàn dữ liệu của hệ thống, gây ra tổn thất lớn về kinh tế.

Tác hại của Bug

Lỗi bug có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho phần mềm (Ảnh: Internet)

5 Loại Bug thường gặp

  • Bug logic: Đây là loại lỗi phổ biến và khó phát hiện nhất, xảy ra trong logic lập trình khiến kết quả chương trình không như mong đợi.
  • Bug cú pháp: Xảy ra khi lập trình viên viết sai cú pháp, khiến trình biên dịch máy tính không thể hiểu và thực thi nên gây ra lỗi. Những lỗi này tương đối dễ phát hiện vì xuất hiện ngay trong quá trình viết mã.
  • Bug UI/UX: Lỗi này liên quan đến thiết kế giao diện người dùng. Vì là lỗi hiển thị trực quan nên có thể dễ phát hiện và khắc phục.
  • Bug bảo mật: Là loại lỗi khi chương trình xuất hiện những lỗ hổng bảo mật, hacker có thể lợi dụng cơ hội để tấn công hệ thống. Đây là một trong những bug nguy hiểm nhất, cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo dữ liệu web được an toàn và nguyên vẹn.
  • Bug hiệu suất: Loại bug này xuất hiện khi chương trình được khởi tạo quá nặng, làm tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.

Quy trình xử lý Bug

Bước 1: Phát hiện Bug

Thông tin về bug thường được phát hiện trong quy trình kiểm thử phần mềm hoặc thậm chí là từ phản hồi của người dùng. Lúc này, lập trình viên cần lắng nghe, ghi chép đầy đủ thông tin của bug và tiến hành kiểm tra trên hệ thống.

Bước 2: Kiểm tra thông tin Bug

Lập trình viên hoặc đội ngũ kiểm thử sẽ xác minh xem liệu bug có đang xuất hiện trên các nền tảng của hệ thống không. Để chắc chắn, developer có thể tái tạo bug trên nhiều môi trường và thiết bị khác nhau để xác định mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng của bug.

Bước 3: Xác định nguyên nhân

Để khắc phục bug thì việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Những công cụ có thể hỗ trợ quá trình xác minh bug hiệu quả như Visual Studio Debugger, Chrome DevTools… hoặc nhà phát triển có thể theo dõi các log files hoặc log messages để kiểm tra lỗi và xác định điểm mấu chốt gây ra vấn đề.

Bước 4: Tiến hành Fix Bug

Sau khi đã xác định đúng nguyên nhân, lập trình viên sẽ tiến hành sửa mã code, thực hiện điều chỉnh và thay đổi cú pháp, câu lệnh để giải quyết vấn đề.

Bước 5: Kiểm tra và theo dõi sau khi Fix Bug

Developer phải đảm bảo rằng bug được khắc phục thành công và không còn phát sinh lỗi nào khác. Đội ngũ kiểm thử cần thực hiện lại đầy đủ quy trình kiểm thử phần mềm để sàng lọc lỗi và đảm bảo mọi hoạt động trong hệ thống được diễn ra một cách bình thường và hiệu quả.

Xử lý bug cần một quy trình chuyên nghiệp

Xử lý bug cần một quy trình chuyên nghiệp để đảm bảo lỗi được phát hiện và sửa chữa hiệu quả (Ảnh: Internet)

Những cách hiệu quả để phòng tránh Bug

  • Tuân thủ những quy tắc lập trình như viết mã đúng cú pháp, chú thích rõ ràng, tối ưu hóa câu lệnh và tổ chức cấu trúc chương trình hợp lý.
  • Thực hiện đầy đủ quy trình kiểm thử trước khi phát hành sản phẩm đến người dùng.
  • Thường xuyên kiểm tra, cập nhật hệ thống để nhanh chóng phát hiện bug và fix bug kịp thời.
  • Thực hiện công việc lập trình cùng đội nhóm hoặc các chuyên gia để hạn chế phát sinh lỗi, dễ dàng tìm ra bug và nhanh chóng hỗ trợ đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
  • Sử dụng những công cụ hỗ trợ theo dõi hệ thống để phát hiện bug như Bugherd, Doorbell, Usersnap, Bug Clipper…

Cách hiệu quả để phòng tránh Bug

Phòng tránh bug ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc sửa chữa (Ảnh: Internet)

Bug là lỗi phát sinh không mong muốn của bất kỳ lập trình viên nào. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, nắm vững quy trình xử lý và phương pháp phòng tránh hiệu quả sẽ giúp các lập trình viên giảm thiểu tối đa tác hại cũng như sự xuất hiện của bug trong chương trình code của mình. Hy vọng, những thông tin từ bài viết trên đã trả lời xác đáng cho câu hỏi bug là gì và sẽ thật sự hữu ích cho developer trong công việc. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành CNTT bạn nhé!

Điểm: 4.8 (25 bình chọn)

Tác giả: Phan Thanh

Là một lập trình viên chuyên về phát triển phần mềm và giải quyết các bài toán kỹ thuật, Phan Thanh đã làm việc trên nhiều dự án trong và ngoài nước, từ phát triển ứng dụng web và di động đến xây dựng các hệ thống phức tạp và giải pháp phần mềm tùy chỉnh. Hy vọng rằng những chia sẻ và kinh nghiệm của Phan Thanh sẽ mang lại giá trị và cảm hứng cho các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực lập trình và phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan

C# (C – Sharp) là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và có tính ứng dụng cao, được phát…

Queue (hàng đợi) là một cấu trúc dữ liệu đặc biệt trong ngôn ngữ lập trình C và C++, nơi…

Script (hay ngôn ngữ kịch bản), là ngôn ngữ lập trình bậc cao dành cho máy tính, thường được sử…

DotNET (hay .NET) là một nền tảng lập trình mã nguồn mở, được phát triển bởi Microsoft và sử dụng…

C và C++ là hai ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực lập trình, được sử dụng để viết nên…

Interface là một khái niệm quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lập trình hướng đối…

Ý kiến của bạn