học viện công nghệ thông tin banner
học viện công nghệ thông tin banner

GIỚI THIỆU

Bước vào kỷ nguyên Internet, bất cứ ai cũng cần thích ứng, học hỏi và ứng dụng công nghệ thông tin. Ngành công nghệ thông tin trở thành yếu tố then chốt, việc ứng dụng công nghệ thông tin là kỹ năng ưu thế, tạo ra vô vàn cơ hội việc làm, thu nhập, vị thế phát triển cho những nhân sự chắc chuyên môn, giàu kiến thức.

Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu mở ra nền tảng tương lai cho chính bạn – những người sẵn sàng tận dụng sức mạnh công nghệ để kết nối vô hạn, bảo vệ, kiểm soát dữ liệu, tham gia vào cuộc đua tăng trưởng của Khoa học máy tính, An ninh mạng, Big data, Công nghệ phần mềm, Công nghệ đám mây, IoT và nhiều hơn thế nữa.

HỌC NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DÀNH CHO AI?

CÁC KHÓA HỌC & học phí công nghệ thông tin

Khóa học công nghệ thông tin ngắn hạn tại Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu được nghiên cứu và xây dựng kỹ lưỡng, có giáo trình tinh gọn và chú trọng tính ứng dụng thực tế.

Chuyên Viên Quản Trị Vận Hành Hệ Thống

Chuyên Viên
Quản Trị Vận Hành Hệ Thống

6,000,000 18,000,000 

An Ninh Mạng

An Ninh Mạng
(Network Security)

13,000,000 24,000,000 

Chuyên Viên Quản Trị Hệ Thống Và An Ninh Mạng

Chuyên Viên Quản Trị Hệ Thống Và An Ninh Mạng

69.000.000

Quản Trị Vận Hành Microsoft Azure

Quản Trị Vận Hành
Microsoft Azure

16,000,000 18,000,000 

Quản Trị Hệ Thống LINUX

Quản Trị Hệ Thống LINUX

6.000.000 8.000.000

Data Visualization

Trực Quan Hóa dữ Liệu
(Data Visualization)

9,000,000 10,000,000 

Data System

Quản Trị Dữ Liệu
(Data System)

26.000.000 28.000.000

Data Analyst

Phân Tích Dữ Liệu
(Data Analyst)

9.000.000 18.000.000

Chuyên Viên Lập Trình (Full Stack)

Chuyên Viên Lập Trình (Full Stack)

102.000.000

Chuyên Viên Lập Trình Website (Full Stack)

Chuyên Viên Lập Trình Website (Full Stack)

79.000.000

Chuyên Viên Lập Trình Mobile (Full Stack)

Chuyên Viên Lập Trình Mobile (Full Stack)

79.000.000

Lập Trình Cho Trẻ Em

Lập Trình Cho Trẻ Em

8,000,000 

BẠN SẼ LÀ AI SAU KHI HOÀN THÀNH KHÓA HỌC cntt?

  1. Junior (1 – 2 năm)
  2. Middle (3 – 4 năm)
  3. Senior (Từ 5 năm)
  4. Leader/Manager
  5. Director/Architect

CÁC VỊ TRÍ ẤN TƯỢNG học ngành công nghệ thông tin

Học về công nghệ thông tin có thể mang đến nhiều cơ hội và vị trí ấn tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số vị trí và lĩnh vực nổi bật mà bạn có thể cân nhắc:

Các vị trí Lập trình viên

Front-end/Back-end/ Lập trình viên Java/ Lập trình viên Game Developer/ Lập trình viên Big Data…

Các vị trí Quản trị viên hệ thống

Quản trị viên cơ sở dữ liệu/ Phát triển ứng dụng di động/ Phát triển và vận hành hệ thống…

Các vị trí Chuyên viên

Chuyên viên Phân tích dữ liệu doanh nghiệp/ Chuyên viên bảo mật…

Các vị trí thuộc nhóm Hỗ trợ

Hỗ trợ kỹ thuật CNTT (Information Technology Support)/ Phân tích, kiểm thử phần mềm…

Các vị trí Kỹ sư

Kỹ sư dữ liệu/ Kỹ sư trí tuệ nhân tạo/ Kỹ sư cầu nối…

Các vị trí Quản lý

Trưởng nhóm, giám sát, Giám đốc công nghệ thông tin…

Các vị trí này không chỉ có tiềm năng cao về thu nhập mà còn mang lại nhiều thách thức và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của bạn, bạn có thể chọn con đường phù hợp nhất trong ngành CNTT.

CAM KẾT CHO HỌC VIÊN

Tạo nền tảng kiến thức vững chắc và bệ phóng khởi nghiệp giúp học viên phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp, thành công các ngành nghề công nghệ thông tin trong tương lai.

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN công nghệ thông tin á âu

Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành trong việc đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin vừa là những chuyên gia có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

cơ sở vật chất CNTT 01
cơ sở vật chất CNTT 02
cơ sở vật chất CNTT 03
cơ sở vật chất CNTT 04
cơ sở vật chất CNTT 05
cơ sở vật chất CNTT 07
cơ sở vật chất CNTT 06
cơ sở vật chất CNTT 08
cơ sở vật chất CNTT 09
cơ sở vật chất CNTT 12
cơ sở vật chất CNTT 11
cơ sở vật chất CNTT 10
hoạt động lớp học CNTT 01
hoạt động lớp học CNTT 02
hoạt động lớp học CNTT 04
hoạt động lớp học CNTT 03
hoạt động lớp học CNTT 05
hoạt động lớp học CNTT 06
hoạt động lớp học CNTT 08
hoạt động lớp học CNTT 07
hoạt động lớp học CNTT 09
hoạt động lớp học CNTT 12
hoạt động lớp học CNTT 11
hoạt động lớp học CNTT 12

Đang cập nhật: KHOẢNH KHẮC TỐT NGHIỆP…

Đang cập nhật: HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN…

lý do chọn ngành công nghệ thông tin?

Đăng ký để được tư vấn miễn phí

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP NGÀNH CNTT?

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, truyền tải, thu thập, bảo vệ, xử lý… thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công nghệ thông tin có vai trò then chốt, ẩn chứa tiềm năng khổng lồ, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay. Tính bao phủ, lưu lượng dữ liệu lớn, thông tin đa dạng, tốc độ nhanh… là những đặc tính khiến cho lĩnh vực IT vượt bậc trên nhiều ngành nghề khác và giúp cho những nhân sự giỏi luôn được săn đón không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Công nghệ thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực, như:

  1. Khoa học máy tính: Nghiên cứu và phát triển các thuật toán, ngôn ngữ lập trình, và hệ thống máy tính.
  2. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, internet, và truyền thông dữ liệu.
  3. Công nghệ phần mềm: Phát triển ứng dụng và hệ thống phần mềm.
  4. Kỹ thuật máy tính: Thiết kế và xây dựng phần cứng máy tính.

Hiện nay, rất nhiều trường Đại học đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, còn có các đơn vị lớn khác đào tạo ngày càng chuyên nghiệp về lĩnh vực này. Thời gian học ngắn, tập trung vào một kỹ năng chuyên sâu, nâng cao chất lượng giảng dạy cùng đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn… đã mang đến nhiều sự lựa chọn cho những ai muốn tham gia vào ngành IT.

Tùy vào năng lực và khả năng của mình mà bạn có thể chọn học nhiều năm ở các trường đại học hoặc nhanh chóng thực chiến, thực hành ở các trung tâm đào tạo, học viện công nghệ thông tin tên tuổi.

Nhiều người thường ngại ngần rằng học nghề CNTT khá khô khan và khó nắm bắt kiến thức, tuy nhiên bước vào mảng IT, nhiều bạn sẽ thấy đây lại là một trải nghiệm thú vị, tăng cường sự tìm hiểu, tập trung và kiên trì. Ngoài ra, công nghệ thông tin giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, khả năng tư duy, sắp xếp – tổ chức. Đây đều là những yếu tố quan trọng giúp con đường sự nghiệp của bạn được mở rộng và phát triển hơn.

Ngoài ra, để học tốt CNTT, bạn cần có sự kiên trì, sự tỉ mỉ và khả năng tư duy logic tốt. Bạn cũng cần phải có khả năng tự học và giải quyết vấn đề độc lập. Việc học CNTT cũng đòi hỏi bạn có sự kiên nhẫn, bởi vì một số khái niệm và kỹ thuật có thể khó hiểu và phải mất nhiều thời gian để nắm bắt.

Học về công nghệ thông tin không quá khó, đặc biệt nếu bạn được hướng dẫn bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chỉ dẫn các kỹ thuật nền tảng, từ đó bạn có thể xử lý vấn đề nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần có sự đam mê, kiên nhẫn và luôn nỗ lực tìm hiểu để trui rèn chính mình ngày càng giỏi hơn.

Học Công nghệ Thông tin (CNTT) có thể là một lựa chọn rất tốt, tùy thuộc vào sở thích cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là một số lý do có thể giúp bạn quyết định xem có nên học CNTT hay không:

Cơ hội việc làm rộng mở

Nhu cầu cao: Ngành CNTT đang rất phát triển với nhu cầu về nhân lực cao trong nhiều lĩnh vực như phần mềm, an ninh mạng, dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo.

Đa dạng ngành nghề: Bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công ty công nghệ, ngân hàng, y tế đến giáo dục và chính phủ.

Lương và phúc lợi tốt

Lương cao: Ngành CNTT thường có mức lương khởi điểm và tiềm năng tăng trưởng cao. Các chuyên gia CNTT có thể có thu nhập hấp dẫn, đặc biệt khi có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu.

Phúc lợi: Nhiều công ty công nghệ cung cấp các phúc lợi hấp dẫn như bảo hiểm sức khỏe, chế độ nghỉ phép linh hoạt, và các phúc lợi khác.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Học hỏi liên tục: Ngành CNTT liên tục đổi mới và phát triển, giúp bạn luôn được cập nhật với công nghệ mới và cơ hội học hỏi.

Thăng tiến nhanh: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, bạn có thể có cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp nếu có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

Làm việc từ xa và linh hoạt

Làm việc từ xa: Nhiều công việc trong ngành CNTT có thể được thực hiện từ xa, mang lại sự linh hoạt về địa điểm làm việc.

Linh hoạt thời gian: Một số vai trò CNTT cho phép làm việc theo thời gian linh hoạt, giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Sự sáng tạo và đổi mới

Khả năng sáng tạo: Ngành CNTT cho phép bạn sáng tạo và phát triển các giải pháp công nghệ mới, ảnh hưởng đến cách mà người khác sử dụng công nghệ.

Ngành CNTT hiện đang có nhu cầu cao và nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt nếu bạn có các kỹ năng và chứng chỉ phù hợp, cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành cũng có thể cao, và việc có kỹ năng chuyên môn mạnh mẽ cùng với kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công trong việc tìm kiếm việc làm.

Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu đặc thù khác nhau, với riêng ngành CNTT, bạn cần có gia tăng năng lực với những tố chất sau:

  1. Đam mê, thích tìm hiểu về công nghệ: Từ niềm say mê này, bạn sẽ có hứng thú hơn với bước đầu tìm hiểu ngành và luôn sẵn sàng cập nhật sự thay đổi theo xu thế.
  2. Không ngừng trau dồi tư duy, sáng tạo: Lĩnh vực IT luôn đòi hỏi nhân sự theo nghề khả năng phân tích cao, tư duy sáng tạo và luôn tìm tòi giải pháp tối ưu hóa. Do đó, việc trau dồi những yếu tố này là việc mà bạn sẽ phải rèn luyện trong suốt quá trình học tập và làm việc.
  3. Cẩn trọng và chính xác: Tất cả những ngành nghề liên quan đến khoa học, thông tin đều cần có sự chính xác và cẩn trọng đề không rơi vào tình trạng “sai một li, đi một dặm”. Do đó đây là những yêu cầu bắt buộc khi bạn tham gia vào các công việc liên quan đến IT.
  4. Ham học hỏi, không ngừng cải tiến: Công nghệ luôn vận hành và thay đổi, cập nhật liên tục, lượng dữ liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi an toàn và bảo mật cao. Việc liên tục tìm hiểu thông tin, bổ sung kiến thức sẽ giúp bạn phát triển và bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
  5. Khả năng ngoại ngữ : Có ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm những cơ hội việc làm mơ ước của ngành IT trên toàn cầu với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng cập nhật, học hỏi hơn khi có khả năng ngoại ngữ vì đặc thù ngành này có nhiều thông số chuyên môn, khái niệm, dữ liệu bằng tiếng Anh. Việc thấu hiểu rõ ràng ngôn ngữ của ngành cũng giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những nhân sự chưa giỏi kỹ năng này.

Công nghệ thông tin xuất hiện trong mọi ngành nghề, mọi mặt của đời sống. Do đó, không khó để tìm kiếm những vị trí công việc có sự tham gia của lĩnh vực này. Từ y tế, giáo dục, giải trí, kỹ thuật, truyền thông… đều cần có sự trợ lực rất lớn từ công nghệ thông tin.

Một số vị trí mà bạn có thể đảm nhận khi làm IT như sau:

  • Lập trình viên
  • Quản trị viên cơ sở dữ liệu/ Quản trị viên hệ thống
  • Kỹ sư cầu nối
  • Chuyên viên bảo mật
  • Kỹ sư trí tuệ nhân tạo
  • Lập trình viên Java
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng di động
  • Kỹ sư dữ liệu/ Chuyên viên Phân tích dữ liệu doanh nghiệp
  • Lập trình viên game/ Lập trình viên Big Data
  • Và nhiều vị trí liên quan đến quản lý khác như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc CNTT…

TIN TỨC & HOẠT ĐỘNG

Chính Thức Ra Mắt Học Viện Công Nghệ Thông Tin Tại Quận Gò Vấp

Ngày 19/07/2024 vừa qua, lễ khai trương chi nhánh mới của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp...

Cùng Trẻ Khám Phá Thế Giới Công Nghệ Tại Sự Kiện Lập Trình Cho Trẻ Em

Vào ngày 01/06/2024 vừa qua, sự kiện trải nghiệm “Lập Trình Cho Trẻ Em” do Học Viện Công Nghệ Thông...

Code là gì? Học code bắt đầu từ đâu?

Code là một mảng kiến thức quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đến mọi khía cạnh...

OOP là gì? Khái niệm cơ bản về lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin,...

Terminal là gì? Các câu lệnh cơ bản trong Terminal

Khái niệm Terminal là gì luôn được nhiều người quan tâm khi thao tác trên laptop và máy tính. Nhiều...

Constructor là gì? Tìm hiểu về Constructor trong các ngôn ngữ Java, C# Và Python

Constructor là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với những lập trình viên hướng đối tượng. Hiểu một...