Scratch là một trong những ngôn ngữ lập trình miễn phí và phổ biến trên thế giới. Với giao diện bắt mắt, thân thiện cùng những thao tác đơn giản, ứng dụng này được sử dụng chủ yếu trong việc giảng dạy, đào tạo kỹ năng lập trình cho trẻ nhỏ. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu Scratch là gì và cách làm game trên Scratch nhé!
Scratch là ngôn ngữ miễn phí và đơn giản, được sử dụng trong việc
giảng dạy lập trình cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
Scratch là gì?
Scratch là ngôn ngữ lập trình trực quan, được nghiên cứu và phát triển bởi MIT Media Lab nhằm mục đích giảng dạy, giúp trẻ em từ 8 – 12 tuổi hoặc những người mới có thể học lập trình một cách dễ dàng. Điểm đặc biệt của ngôn ngữ này là sở hữu cách thức hoạt động thú vị. Thay vì gõ từng dòng lệnh, hàm, cú pháp… phức tạp, Scratch cho phép bạn tự do kéo, thả các khối lệnh có thiết kế bắt mắt, từ đó giúp người học dễ dàng hình dung, hiểu rõ nguyên lý lập trình và có thể xây dựng những chương trình, trò chơi đơn giản.
Scratch có giao diện bắt mắt, thân thiện và dễ sử dụng (Ảnh: Internet)
Với nhiều tính năng thú vị, giao diện bắt mắt và hoàn toàn miễn phí, Scratch là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng nhiều trong các khóa học lập trình cho trẻ em. Sử dụng Scratch không chỉ giúp người dùng hiểu được những kiến thức nền tảng về lập trình mà còn phát triển tư duy, gia tăng khả năng sáng tạo. Trẻ có thể khám phá, thử nghiệm và hiện thực hóa ý tưởng của bản thân một cách thoải mái, đơn giản.
Tại sao nên cho trẻ học lập trình scratch
Học lập trình Scratch mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, có thể kể đến:
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác, phát huy khả năng sáng tạo cho bạn nhỏ.
- Bồi dưỡng niềm say mê học tập, “đánh thức” khả năng lập trình.
- Biết cách phân chia công việc, phối hợp làm việc nhóm.
- Nhanh chóng hiểu và nắm vững kiến thức nền tảng về lập trình, dễ dàng ứng dụng tạo nên nhiều trò chơi hoặc những dự án thú vị.
- Phát triển tư duy logic, suy nghĩ chặt chẽ.
- Giúp trẻ hình thành khả năng chọn lọc, thử nghiệm những điều mới mẻ.
- Nâng cao kỹ năng xử lý, chủ động giải quyết vấn đề.
Cách làm game với scratch
Làm quen với giao diện trên scratch
Để làm game trên Scratch, trước tiên bạn cần truy cập vào trang chủ của ngôn ngữ này. Nếu muốn sử dụng offline hoặc đường truyền mạng không ổn định, bạn cũng có thể tải và cài đặt Scratch ngay trong máy tính.
Scratch là ngôn ngữ lập trình thân thiện và dễ sử dụng. Sau khi truy cập, một giao diện bắt mắt sẽ hiện ra, với những thành phần chính như sau:
Giao diện chính của Scratch bao gồm 5 phần
1/ Bảng điều khiển
Bảng điều khiển của Scratch bao gồm 3 tab là Code (Khối lệnh), Costumes (thiết kế), Sounds (âm thanh). Khu vực này cung cấp đa dạng các câu lệnh để người dùng sử dụng, đồng thời có thể tùy chỉnh hình dáng, giao diện của đối tượng và tải, quản lý những tệp âm thanh có trong dự án.
2/ Cửa sổ lệnh
Là nơi để bạn kéo, thả các khối lệnh và “lắp ghép” chúng thành một chương trình hoàn chỉnh để điều khiển nhân vật, đối tượng. Khu vực này giúp bạn có thể kiểm soát các hoạt động, đảm bảo chương trình vận hành hợp lý và hiệu quả.
3/ Sân khấu (Stage)
Sân khấu là nơi hiển thị các đối tượng, hiệu ứng đồ hoạ, hình ảnh, phông nền, ảnh nền… Bạn có thể sử dụng những công cụ được cho sẵn để kiểm tra, thử nghiệm và biết được dự án đang hoạt động như thế , từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp và điều chỉnh kịp thời.
4/ Nhân vật (Sprite)
Đây là khu vực để bạn quản lý các đối tượng trong dự án. Bạn có thể tạo, thêm hoặc chỉnh sửa, tùy chỉnh ngoại hình, trang phục của nhân vật tùy theo phong cách và ý tưởng. Trong lần sử dụng đầu tiên, nhân vật mặc định mà phần mềm cung cấp sẽ là chú mèo Scratch màu cam.
5/ Ảnh nền (Background)
Ảnh nền hoặc phông nền trong Scratch được sử dụng để thiết lập, tạo dựng môi trường cho dự án. Ở khu vực này, bạn có thể thêm phông nền mới hoặc sử dụng những ảnh có sẵn trong thư viện của Scratch.
Các bước để tạo nên một game trên scratch
Cách làm game trên Scratch không quá khó bởi ngôn ngữ này có cách sử dụng rất đơn giản. Để quá trình thực hiện các trò chơi diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Lên ý tưởng trò chơi
Xác định ý tưởng là bước quan trọng, góp phần định hình toàn bộ quá trình phát triển trò chơi. Bạn cần hình dung, xác định rõ hình ảnh, âm thanh, cách thức chơi, bối cảnh, cách tính điểm… của game. Ý tưởng càng chi tiết, càng cụ thể sẽ giúp quá trình làm game trên Scratch dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Bước 2: Thiết kế giao diện
Khi đã có ý tưởng, bạn hãy bắt tay vào thiết kế giao diện của trò chơi. Phần này bao gồm các yếu tố như hình ảnh, bố cục, màu sắc, hiệu ứng… Một giao diện cân đối, hài hòa sẽ mang lại những trải nghiệm trực quan, thu hút và tăng sự thích thú cho người chơi.
Bước 3: Tạo chuyển động của trò chơi
Chuyển động là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo nên sự cuốn hút, hứng thú cho người chơi. Khi lập trình game bằng Scratch, bạn có thể sử dụng, sắp xếp những khối lệnh được cho sẵn để có thể lập trình chuyển động, biến đổi hình dáng, vị trí… của một hoặc nhiều đối tượng theo ý muốn một cách dễ dàng và thuận tiện.
Người dùng có thể sắp xếp các khối lệnh để điều khiển nhân vật chuyển động (Ảnh: Internet)
Bước 4: Thiết lập kết quả hoặc các điểm mốc
Đây là bước quyết định đến kết quả người chơi đạt được khi hoàn thành trò chơi. Điều này cũng làm tăng tính cạnh tranh, đồng thời tạo động lực, kích thích sự hứng thú để người chơi khám phá và tận hưởng game. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các điểm mốc kết thúc, giúp người chơi có
Bước 5: Thêm các hiệu ứng, âm thanh
Âm thanh là thành phần không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự hấp dẫn, thú vị với người chơi. Những loại âm thanh phổ biến trong trò chơi bao gồm âm thanh nền, âm thanh hoạt động, kỹ năng, thông báo, âm ngoại cảnh… Ngoài ra, một yếu tố mà bạn cần chú ý đến chính là thiết lập các hiệu ứng phù hợp, giúp
Bước 6: Kiểm tra và sửa lỗi
Sau khi đã hoàn thành những công đoạn kể trên, bạn cần kiểm tra, sửa lỗi để giúp trò chơi được hoàn chỉnh, vận hành trơn tru trước khi đưa sản phẩm đến với người chơi. Bạn hãy chơi thử và tìm ra những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, từ đó đưa ra những biện pháp hiệu quả để khắc phục lỗi kịp thời.
Để sản phẩm vận hành trơn tru, bạn cần kiểm tra và sửa lỗi
khi đã thực hiện xong các bước trên (Ảnh: Internet)
Với nhiều tính năng ưu việt, dễ sử dụng cùng giao diện bắt mắt, Scratch là ngôn ngữ thích hợp, giúp các bạn nhỏ nắm bắt nhanh chóng nguyên lý lập trình, có thể ứng dụng tạo nên những trò chơi, chương trình hấp dẫn, vui nhộn. Hy vọng thông qua bài viết này của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu, bạn đã hiểu Scratch là gì và nắm được quy trình, cách làm game trên Scratch. Hãy thường xuyên theo dõi website của Học Viện để có thể biết thêm nhiều kiến thức và những thông tin mới nhất trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin bạn nhé!
Nếu bạn muốn phát triển kỹ năng lập trình hoặc muốn cho bé tiếp cận, lĩnh hội kiến thức lập trình một cách đơn giản, hiệu quả, hãy liên hệ số tổng đài 1800 255616 để được đội ngũ nhân viên của Học Viện Công Nghệ Thông Tin tư vấn chi tiết về các chương trình đào tạo và đăng ký học ngay.
Ý kiến của bạn